Phân biệt những điều cơ bản giữa xe số sàn và xe số tự động

Phân biệt những điều cơ bản giữa xe số sàn và xe số tự động

Xe số tự động không có chân côn

Chân côn là bộ phận có chức năng ngắt kết nối giữa trục sơ và thứ cấp của hộp số. Bộ phận này giúp xe sang số chỉ sử dụng cho số được trang bị hộp số sàn, xe số tự động không cần ngắn côn để sang số. Chân côn là điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa xe số sàn và xe số tự động.

Rất nhiều người hoang mang khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động. Do xe số tự động được thiết kế theo kiểu tự động nên chân côn sẽ bị “biến mất”. Các bộ phận còn lại chỉ là chân phanh và chân ga. Nói chung, xe số sàn sẽ có 3 bàn đạp trong khi xe số tự động chỉ có 2. Trong thực tế, ở một số xe số tự động, vị trí chân côn sẽ được các nhà sản xuất ô tô đặt bàn đạp phanh đỗ (hay còn gọi là phanh tay).

Cơ cấu chuyển số khác nhau

Với xe số sàn, tài xế sẽ tự chuyển số từ số thấp lên các số cao 1,2,3,…hoặc ngược lại 6,5,4,… Đối với xe số tự động, tài xế chỉ cần đạp xe, xe tự động lên/xuống khi đạt tốc độ phù hợp. Bên cạnh đó, để tăng cảm giác lái và đổ đèo dốc an toàn nhà sản xuất còn bổ sung thêm các số thể thao số tay (+/-) hay các số thấp gồm D3, 2, 1, L. Lái xe cũng có thể chuyển số theo ý muốn khi ở tốc độ phù hợp.

Một điểm khác biệt dễ nhận thấy là hình dạng của cần chuyển số trên xe số sàn và số tự động cũng rất khác nhau. Thông thường, cần số sàn chỉ một kiểu đẩy tới các vị trí số. Trong khi đó, xe số tự động, do liên kết điện tử với hộp số nên nhà sản xuất có thể thỏa sức sáng tạo hình thức và các vị trí khác nhau cho cần số. Có loại giống kiểu số sàn dạng tròn, kiểu núm…

Xe số sàn chỉ cần 1 chân để lái xe

Với xe số sàn: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái đạp côn

Với xe số tự động: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái không sử dụng.

Có một số tài xế quen với lái xe số sàn nên khi chuyển qua số tự động vẫn giữ thói quen này. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, đây là cách lái sai bởi khi xảy ra tình huống khẩn cấp, lái xe đạp cả 2 chân khiến khó dừng xe hơn. Cách lái xe số tự động bằng 2 chân chỉ phù hợp cho các tay đua hay khi đi off-road để tận dụng sức kéo từ động cơ.

Giá xe số tự động sẽ nhỉnh hơn

Nhiều mẫu xe ra mắt ở Việt Nam thường có cả hai phiên bản số sàn và số tự động. Đặc điểm xe số sàn là các mẫu xe phiên bản cấp thấp, giá rẻ hơn xe số tự động từ 40-100 triệu, các trang bị thường bị thiếu, phù hợp cho mục đích chạy dịch vụ. Một số mẫu xe ở Việt Nam có bản số sàn bán chạy như Toyota Vios, Kia Morning, Kia Cerato…

Ví dụ, Kia Cerato số sàn (MT) đang có giá niêm yết là 529 triệu đồng, trong khi bản số tự động Kia Cerato 1.6 AT Deluxe có giá là 569 triệu đồng.

Xe số sàn mang lại cảm giác hứng phấn hơn

Khi lái xe số tự động, bạn không cần phải thao tác nhiều, vì xe số tự động sẽ tự động sang số. Việc điều khiển xe số sàn tuy có phức tạp hơn, bù lại bạn có toàn quyền kiểm soát chiếc xe của mình. Đầu tiên bạn cũng phải thuần thục các kỹ năng cơ bản như khởi động động cơ, đạp phanh, xuống số, lên dốc, chuyển số và một vài kỹ năng khác. Sau khi đã thuần thục thì bạn có thể học các kỹ thuật cao hơn như rà phanh, drift,…

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Bạn đang xem bài viết: Phân biệt những điều cơ bản giữa xe số sàn và xe số tự động. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn.

Nên mua xe số sàn hay số tự động?

Có nên chuyển từ D về N khi ô tô đang chạy?

Điều khiển xe số tự động bằng 2 chân: Hiểm họa khôn lường

6 điểm khác biệt lớn giữa xe ô tô số sàn và số tự động

4 sai lầm của ‘tài mới’ khi lái ô tô số tự động

Xe Đầu Kéo Mỹ Số Tự Động

Contact Me on Zalo