Tổng hợp 10 loại biển báo giao thông đường bộ – Ký hiệu và ý nghĩa

Tổng hợp 10 loại biển báo giao thông đường bộ – Ký hiệu và ý nghĩa

Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện phải hiểu và ghi nhớ các loại biển báo giao thông đường bộ nói chung và biển báo giao thông nói riêng. Điều này sẽ giúp người điều khiển phương tiện đi đúng luật, tránh bị vi phạm những lỗi không đáng có và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Biển báo giao thông đường bộ
Biển báo giao thông đường bộ

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ có ý nghĩa to lớn đối với công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, giúp người dân và phương tiện đi lại thuận lợi, hạn chế tai nạn, vi phạm trong quá trình lưu thông.

>>> XEM THÊM: Các biển báo giao thông: Khái niệm và ý nghĩa các biển báo

1. Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo cấm

Biển báo cấm có tác dụng quy định những điều cấm không được thực hiện, do đó người tham gia phương tiện giao thông cần phải nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng nội dung thể hiện trên biển báo. Một số biển báo giao thông đường bộ cần lưu ý như sau:

  • P101: Đường cấm
  • P102: Cấm đi ngược chiều
  • P103a: Cấm xe ô tô
  • P103b,c: Cấm xe ô tô rẽ trái/phải
  • P104: Cấm xe máy
  • P105: Cấm xe ô tô và xe máy
  • P106a,b: Cấm xe ô tô tải
  • P106c: Cấm xe chở hàng nguy hiểm
  • P107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải
  • P107a: Cấm xe ô tô khách
  • P107b: Cấm xe ô tô taxi
  • P108: Cấm xe kéo rơ moóc
  • P108a: Cấm xe sơmi rơmoóc
  • P109: Cấm máy kéo
  • P110a: Cấm xe đạp
  • P110b: Cấm xe đạp thồ
  • P111a: Cấm xe gắn máy

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo cấm
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo cấm

  • P111b,c: Cấm xe ba bánh (lam, xích lô máy)
  • P111d: Cấm xe ba bánh (xích lô)
  • P112: Cấm người đi bộ
  • P113: Cấm xe người kéo, đẩy
  • P114: Cấm xe súc vật kéo
  • P115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe
  • P116: Hạn chế tải trọng trục xe đơn
  • P117: Hạn chế chiều cao
  • P118: Hạn chế chiều ngang xe
  • P119: Hạn chế chiều dài xe
  • P120: Hạn chế chiều dài xe kéo rơmoóc/sơmi rơmoóc
  • P121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe
  • P123a,b: Cấm rẽ trái/phải
  • P124a,b: Cấm quay đầu xe/ôtô quay đầu xe
  • P124c,d: Cấm rẽ trái, quay đầu xe/rẽ phải, quay đầu xe
  • P124e,f: Cấm ô tô rẽ trái, quay đầu xe/rẽ phải, quay đầu xe
  • P125: Cấm vượt
  • P126: Cấm xe ô tô tải vượt
  • P127: Tốc độ tối đa cho phép
  • P127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm
  • P127b,c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép (theo làn đường/phương tiện)
  • DP127: Hết tốc độ tối đa cho phép (trên biển ghép)
  • P128: Cấm sử dụng còi
  • P129: Kiểm tra
  • P130: Cấm dừng xe, đỗ xe
  • P131a,b,c: Cấm đỗ xe
  • P136: Cấm đi thẳng
  • P137: Cấm rẽ trái, rẽ phải
  • P138: Cấm đi thẳng, rẽ trái
  • P139: Cấm đi thẳng, rẽ phải
  • P140: Cấm xe công nông và xe tương tự.
  • Biển báo hết cấm:
  • DP133: Hết cấm vượt
  • DP134: Hết tốc độ tối đa cho phép
  • DP135: Hết tất cả lệnh cấm

2. Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo giúp người tham gia giao thông biết được các nguy cơ trên đường nhằm chủ động phòng tránh kịp thời. Biển thường có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen miêu tả sự việc cần cảnh báo.

Nhóm biển báo nguy hiểm có 46 loại, số hiệu từ 201 – 246 gồm:

  • Báo chỗ ngoặt nguy hiểm (201 – 202)
  • Báo đường hẹp (203)
  • Báo đường 2 chiều (204)
  • Báo đường giao nhau cùng mức (205)
  • Báo đường giao nhau vòng xuyến (206)
  • Báo đường giao nhau ưu tiên (207 – 208)
  • Báo đường giao nhau có tín hiệu đèn (209)
  • Báo đường giao nhau với đường sắt (210 – 211)
  • Báo cầu (212 – 214)
  • Báo kè, vực sâu (215)
  • Báo đường ngầm (216)
  • Báo bến phà (217)
  • Báo cửa chui (218)
  • Báo dốc nguy hiểm (219 – 220)

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo nguy hiểm
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo nguy hiểm

  • Báo đường không bằng phẳng (221)
  • Báo đường trơn (222)
  • Báo vách núi nguy hiểm (223)
  • Báo đường dành cho người đi bộ cắt ngang (224)
  • Báo gần đến trường học (225)
  • Báo đường dành cho xe đạp cắt ngang (226)
  • Báo công trường (227)
  • Báo đá lở, sỏi bắn (228)
  • Báo đường máy bay lên xuống (229)
  • Báo gia súc, thú rừng (230 – 231)
  • Báo gió ngang (232)
  • Báo nguy hiểm khác (233)
  • Báo giao nhau với đường 2 chiều (234)
  • Báo đường đôi, đường cao tốc (235 – 238)
  • Báo cầu vồng, đường hầm (237 – 240)
  • Báo ùn tắc giao thông (241)
  • Báo đường sắt giao vuông góc/không vuông góc (242 – 243)
  • Báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn (244)
  • Báo đi chậm (245)
  • Báo chướng ngại vật (246)
  • Báo xe đỗ (247)

3. Biển báo giao thông đường bộ – Biển hiệu lệnh

Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người điều khiển giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Một số biển báo giao thông đường bộ cần lưu ý:

  • R122: Dừng lại
  • R301: Đi đúng hướng
  • R302: Vòng chướng ngại vật
  • R303: Giao nhau tại vòng xuyến
  • R304: Đường xe thô sơ
  • R305: Đường dành cho người đi bộ
  • R306: Tốc độ tối thiểu
  • R307: Hết giới hạn tốc độ tối thiểu

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo hiệu lệnh
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo hiệu lệnh

  • Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo chỉ dẫn

  • R308: Tuyến đường cầu vượt
  • R309: Ấn còi
  • R310: Hướng đi cho xe chở hàng nguy hiểm

Nhóm biển báo cấm

  • 403: Cấm các phương tiện khác ngoài xe cơ giới
  • R404: Hết đường cấm xe cơ giới
  • R411: Đi đúng làn đường
  • R412: Làn đường dành cho xe đạp
  • R413: Hết làn đường dành cho xe ô tô khách
  • R415: Quy định số làn, loại xe lưu thông
  • R420: Vào khu đông dân cư
  • R421: Hết khu đông dân cư

4. Biển báo giao thông đường bộ – Biển chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn dùng để hướng dẫn người tham gia giao thông những thông tin về chỗ đỗ xe, điểm dừng chân, lối rẽ, hướng di chuyển, vị trí cột mốc, đường một chiều… Biển báo giao thông đường bộ có dấu hiệu nhận biết biển báo chỉ dẫn là dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, chữ và hình vẽ màu trắng trên nền xanh. Một số biển báo giao thông đường bộ – biển chỉ dẫn cần lưu ý:

  • Biển số R.403a: Đường dành cho xe ô tô
  • Biển số R.403b: Đường dành cho xe ô tô, xe máy
  • Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt
  • Biển số R.403d: Đường dành cho xe ô tô con
  • Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy
  • Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp
  • Biển số R.404a: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô
  • Biển số R.404b: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo chỉ dẫn
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo chỉ dẫn

  • Biển số R.404c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt
  • Biển số R.404d: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con
  • Biển số R.404e: Hết đoạn đường dành cho xe máy
  • Biển số R.404f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp
  • Nhóm biển R. 411 được dùng kết hợp với vạch kẻ đường, để báo hiệu các làn đường trên mặt đường và hướng di chuyển theo vạch kẻ đường.
  • Biển số 412 – Làn đường dành riêng cho từng loại xe.
  • Biển số R. 415 dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết được tổng số làn đường và loại xe được phép đi trên mỗi làn đường.

5. Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo phụ

Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, màu đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, được bố trí dưới các biển báo chính nhằm bổ sung làm rõ thêm ý nghĩa biển báo chính.

Tác dụng: Biển phụ còn được kết hợp thêm với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh nhằm làm rõ thêm ý nghĩa của biển báo đó.

  • Biển số 501. “Phạm vi tác dụng của biển”
  • Biển số 502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”
  • Biển số 503(a,b,c,d,e,f) “Hướng tác dụng của biển”
  • Biển số 504 “Làn đường”
  • Biển số 505a “Loại xe”
  • Biển số 505b “Loại xe hạn chế qua cầu”
  • Biển số 505(c) “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”
  • Biển số 506(a,b) “Hướng đường ưu tiên”
  • Biển số 507 “Hướng rẽ”
  • Biển số 508(a,b). “Biểu thị thời gian”
  • Biển số 509 “Thuyết minh biển chính”

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo phụ
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo phụ

>>> XEM THÊM: Các loại biển báo giao thông phổ biến hiện nay

6. Biển báo giao thông đường bộ – Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu nhằm hướng dẫn, tổ chức giao thông để nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông phải tuân thủ vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia thành 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm dọc.

– Nhóm vạch kẻ phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều.

– Nhóm vạch kẻ phân chia các làn xe chạy cùng chiều

– Nhóm vạch kẻ kênh hóa dòng xe

– Nhóm vạch kẻ cấm dừng xe trên đường

– Nhóm vạch kẻ ngang đường

  • Vạch 7.1 – Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp.
  • Vạch 7.2 – Vạch nhường đường
  • Vạch 7.3 – Vạch đi bộ qua đường
  • Vạch 7.6 – Chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường
  • Vạch 7.7 – Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt
  • Vạch 7.8 – Xác định khoảng cách xe trên đường
  • Vạch 9.2: Quy định vị trí dừng đỗ của phương tiện giao thông công cộng trên đường

– Vạch giảm tốc độ

Biển báo giao thông đường bộ - Vạch kẻ đường
Biển báo giao thông đường bộ - Vạch kẻ đường

7. Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo trên đường cao tốc

Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo đường cao tốc là các bảng hướng dẫn giao thông đường bộ nằm trên các tuyến đường cao tốc hoặc xa lộ nhằm hiển thị thông tin liên quan đến lối đi, biển báo, làn đường và các dịch vụ trên đường cao tốc. Các biển báo đường cao tốc đều có các ký hiệu và chữ số cụ thể giúp người lái xe nhận biết và tuân thủ.

Một số biển báo phổ biến trên đường cao tốc bao gồm:

  • Biển báo trên đường cao tốc: biển chỉ dẫn đường đi
  • Biển chỉ dẫn bắt đầu/kết thúc đường cao tốc
  • Biển báo sắp tới khu dịch vụ
  • Biển báo trên đường cao tốc tới trạm kiểm tra trọng tải
  • Biển báo trên đường cao tốc: nhập làn và khoảng cách tới vị trí nhập làn
  • Các biển báo thường gặp trên đường cao tốc: biển cảnh báo chướng ngại vật
  • Biển cảnh báo phía trước có cản trở lưu thông bình thường, chỉ dẫn đi theo hướng bên
  • Các biển báo trên đường cao tốc: biển chỉ dẫn hướng rẽ

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo trên đường cao tốc
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo trên đường cao tốc

8. Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo tốc độ

Dưới đây là một số loại biển báo tốc độ theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.

  • Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép
  • Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm
  • Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường
  • Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường
  • Biển số R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép
  • Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép
  • Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm
  • Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo tốc độ
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo tốc độ

>>> XEM THÊM: Biển báo cấm đi ngược chiều là biển báo gì?

9. Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo cấm vượt và biển hết cấm vượt

Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo cấm vượt là biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

Căn cứ Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định có 02 loại biển báo cấm vượt như sau:

  • Biển số P.125 “Cấm vượt”
  • Biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”

Ngoài ra biển báo giao thông đường bộ còn có biển hết cấm vượt dành cho phương tiện đang di chuyển trên đường cấm vượt.

  • Biển số 133 “Hết cấm vượt”

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo cấm vượt và biển hết cấm vượt
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo cấm vượt và biển hết cấm vượt

10. Biển báo giao thông đường bộ – Biển báo ra vào khu vực đông dân cư

Biển báo khu dân cư hay còn gọi là biển báo “Bắt đầu khu đông dân cư”, ký hiệu là R. 420. Đây là biển báo thuộc nhóm biển hiệu lệnh, nhằm biểu thị bắt đầu quãng đường vào phạm vi khu đông dân cư.

Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo ra vào khu vực đông dân cư
Biển báo giao thông đường bộ - Biển báo ra vào khu vực đông dân cư

PROAUTO.VN – TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NÂNG CẤP Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP

Hồ Chí Minh:

  • CN1: 1511 – 1515 Đường 3 Tháng 2, Phường 16, Quận 11, Tp.HCM (Google Maps)
  • CN2: 245-245A Đường Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp.HCM (Google Maps)

Bình Dương:

CN3: B79M, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bình Nhâm, Tp. Thuận An, Bình Dương (Google Maps)

——–

Hotline: 090 1800 001

Website: https://proauto.vn/

Youtube: https://www.youtube.com/@PROAUTOVN

Instagram: https://www.instagram.com/proauto.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Proauto.vn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@Proauto.vn

Bạn đang xem bài viết: Tổng hợp 10 loại biển báo giao thông đường bộ – Ký hiệu và ý nghĩa. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Tổng hợp các loại biển báo cấm thông dụng trong giao thông đường bộ

Tổng hợp các loại biển cảnh báo giao thông cần lưu ý

Tổng hợp ý nghĩa các loại biển báo nguy hiểm trong giao thông

Tổng hợp các biển báo giao thông thi A1 và các mẹo thi đậu phần biển báo

Biển báo giao thông đường bộ

Tổng hợp 233 từ vựng về biển báo giao thông bằng tiếng Anh

Tổng hợp các biển báo giao thông đường bộ full

Contact Me on Zalo