SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU PHANH DẦU
1. Cơ cấu phanh trống.
1.1. Sơ đồ cấu tạo.
Hình 3.1 Cấu tạo cơ cấu phanh tang trống .
1. Trống phanh; 2. Má phanh; 3. Lò xo kéo má phanh; 4. Xy lanh phanh
bánh; 5. Vít xả không khí; 6. Đường dầu từ xy lanh chính đến; 7. Bộ phận điều
chỉnh; 8. Chốt liên kết; 9,11. Guốc phanh; 10. Lò xo gữ má phanh
Hình 3.2 Hoạt động của cơ cấu phanh tang trống
Cơ cấu phanh trống gồm có trống phanh quay cùng với các bánh xe, các guốc phanh lắp với phần không quay là mâm phanh, trên guốc có lắp các má phanh, một đầu của guốc phanh quay quanh chốt tựa, đầu còn lại tỳ vào Piston của Xy lanh bánh xe nếu là dẫn động thuỷ lực, hoặc là cam ép nếu là dẫn động khí nén.
Trong trường hợp dẫn động thuỷ lực áp suất chất lỏng trong xy lanh tác dụng lên các Piston và đẩy các guốc phanh ép vào tang trống thực hiện quá trình phanh. Đối với dẫn động khí nén, áp suất khí nén tạo nên lực trên ty đẩy và thông qua đòn dẫn động làm quay cam đẩy các guốc phanh ép vào tang trống. Khe hở giữa các guốc phanh được điều chỉnh thường xuyên trong quá trình sử dụng. Các cơ cấu điều chỉnh sử dụng hiện nay rất phong phú, trong đó phương pháp điều chỉnh tự động.
Phanh trống có nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào sự kết hợp của hai guốc phanh và mục đích sử dụng.
1.2. Các loại cơ cấu phanh.
a. Cơ cấu phanh guốc đối xứng trục.
1. Chụp cao su chắn bụi
2. Xy lanh
3. Mâm phanh
4. Lò xo
5. Tấm kẹp
6. Guốc phanh
7. Má phanh
8. Bulông điều chỉnh
9. Bạc lệch tâm
10. Cam lệch tâm
11. Tang trống (trống phanh)
Hình 3.3 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh guốc đối xứng trục .
Nguyên lý hoạt động: Cơ cấu phanh đặt trên giá đỡ là mâm phanh. Mâm phanh được bắt cố định trên mặt bích của dầm cầu. Các guốc phanh được đặt trên các trục lệch tâm, dưới tác dụng của lò xo hồi vị, các má phanh luôn ép chặt hai pít tông của xy lanh phanh làm việc gần nhau. Các má phanh luôn tỳ sát vào cam lệch tâm.
Cam lệch tâm cùng với trục lệch tâm có tác dụng điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh. Trên bề mặt các guốc phanh có gắn các tấm ma sát. Giữa các pít tông của xy lanh có lò xo để ép các pít tông luôn tỳ sát vào các guốc phanh.
Trên bề mặt các guốc phanh có gắn các má phanh, để cho các má phanh mòn đều nhau thì guốc phanh phía trước có má phanh dài hơn.
Khi tác dụng vào bàn đạp chất lỏng với áp suất cao truyền đến xy lanh tạo nên áp lực ép trên pít tông đẩy các guốc phanh, các má phanh được ép vào trống phanh tạo nên sự phanh. Khi nhả bàn đạp phanh, lò xo hồi vị trên cơ cấu phanh và lò xo giữa các pít tông sẽ kéo các guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. Quá trình phanh kết thúc.
Trong quá trình sử dụng phanh, các má phanh sẽ hao mòn, do đó khe hở giữa má phanh và trống phanh sẽ tăng lên. Muốn cơ cấu phanh hoạt động hiệu quả, phải điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh bằng cách xoay cam lệch tâm và xoay chốt lệch tâm.
b. Cơ cấu phanh guốc đối xứng tâm.
Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh guốc đối xứng tâm.
+ Đặc điểm:
Mỗi guốc phanh quay quanh một chốt lệch tâm, bố trí đối xứng với đường trục của cơ cấu phanh.
+Nguyên lý hoạt động
Khi đạp bàn đạp phanh, dầu được dẫn động từ xy lanh tổng qua các đường dẫn đi tới các xy lanh bánh xe. Dưới tác dụng của áp suất dầu, hai pít tông dịch chuyển đẩy các guốc phanh ép sát vào trống phanh do đó quá trình phanh được thực hiện.
Khi nhả bàn đạp phanh, lò xo hồi vị trên cơ cấu phanh sẽ kéo các guốc phanh trở về vị trí ban đầu. Khe hở giữa má phanh và trống phanh xuất hiện nên kết thúc quá trình phanh. Điều chỉnh khe hở giữa trống phanh và má phanh được thực hiện bằng cách xoay cam lệch tâm.
+ Ưu, nhược điểm
– Ưu điểm: Do bố trí xy lanh làm việc và chốt lệch tâm đối xứng nên hiệu quả phanh của hai má phanh sẽ bằng nhau khi trống phanh quay bất kì chiều nào. Khi trống phanh quay ngược chiều kim đồng hồ, thì hiệu quả phanh tốt. Nhưng khi trống phanh quay theo chiều kim đồng hồ thì hiệu quả phanh thấp hơn khoảng 2 lần. Cơ cấu phanh loại này có hiệu quả phanh cao hơn do cả hai guốc phanh đều là guốc xiết khi xe tiến.
– Nhược điểm này không quan trọng lắm với những ô tô có tải trọng nhỏ. Khi ô tô lùi thì tốc độ thấp do đó mô men phanh đòi hỏi nhỏ, phức tạp hơn do phải bố trí thêm đường ống dẫn động thủy lực vào cụm xy lanh công tác và mòn không đều do giữa hai đầu má phanh.
c. Cơ cấu phanh guốc dạng bơi.
Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Đặc điểm của loại cơ cấu phanh này là guốc phanh có 2 bậc tự do và không có điểm tựa cố định. Cơ cấu phanh dạng bơi hai xy lanh làm việc đều tác dụng lên đầu trên và đầu dưới của guốc phanh, khi phanh các guốc phanh sẽ dịch chuyển theo chiều ngang và ép sát vào trống phanh. Nhờ sự áp sát giữa trống phanh và má phanh cho nên khi ép sát vào trống phanh thì má phanh bị cuốn theo chiều quay của trống phanh. Mỗi má phanh lúc đó sẽ tác dụng vào pít tông và đẩy ống xy lanh làm việc tỳ sát vào điểm tựa cố định, lúc đó hiệu quả phanh sẽ tốt hơn và lực tác dụng lên bàn đạp giảm đi nhiều. Hiệu quả phanh khi ô tô tiến hoặc lùi là bằng nhau nhưng sự kết hợp của cơ cấu phanh là rất phức tạp.
Hình 3.5 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh guốc loại bơi.
Qua phân tích một số kết cấu phanh guốc, chúng ta thấy tùy theo sự bố trí các guốc phanh và điểm tựa sẽ được hiệu quả phanh khác nhau, mặc dù kích thước guốc phanh như nhau. Hiện nay xu hướng sử dụng phanh guốc loại bình thường với các điểm tựa ở một phía.
Nếu cần thiết thì làm thêm bộ phận cường hóa ở truyền động phanh.
d. Cơ cấu phanh tự cường hoá .
Cơ cấu phanh tự cường hoá có hai guốc tựa trên hai xy lanh công tác, khi phanh bánh xe thì guốc phanh thứ nhất sẽ tăng cường lực tác dụng lên guốc phanh thứ hai làm tăng hiệu quả phanh vì lực ép từ dầu có áp suất đẩy cả hai đầu ép sát vào tang trống. Tuy nhiên do sử dụng hai xy lanh công tác và pít tông có khả năng tự dịch chuyển lên pít tông này có khả năng ảnh hưởng đến pít tông bên kia. Kết cấu phanh dễ gây lên dao động mô men phanh ảnh hưởng xấu đến chất lượng ổn định chuyển động.
Hình 3.6 Các dạng bố trí phanh tang trống .
Hình 3.7 Cấu tạo phanh tang trống.
b. Guốc phanh.
Hầu hết guốc phanh được chế tạo từ thép dập hoặc bằng nhôm, guốc phanh có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau theo độ cong và chiều rộng. Ngoài ra guốc phanh còn có hình dạng gân và cách bố trí các lỗ khác nhau. Các kiểu đa dạng của guốc phanh được nhận dạng bằng các số hiệu theo một tiêu chuẩn chung.
1. Đầu tựa chốt định vị.
2. Gân trợ lực.
3. Đường hàn.
4. Đầu điều chỉnh.
5. Vành.
Hình 3.8 Cấu tạo của guốc phanh.
c. Má phanh.
Má phanh được gắn vào guốc phanh bằng cách dán hoặc tán rivê, đối với các xe tải nặng thì má phanh và guốc phanh có thể liên kết bằng bulông.
1. Má phanh tán rivê.
2. Má phanh dán.
Hình 3.9 Má phanh.
Má phanh dán được gắn chặt vào guốc phanh bằng keo bền nhiệt, trên các xe tải lớn má phanh được khoan sẵn lỗ và gắn bulong điều này cho phép thay thế má phanh dễ dàng và thuận tiện.
Má phanh tán rive được gắn chặt nhờ các rive làm bằng đồng thau hoặc bằng nhôm. Chúng xuyên qua lỗ khoan và được làm loe trên má phanh. Khi má phanh tán rive bị mòn rive có thể tiếp xúc với bề mặt tang trống gây trầy xước.
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Đào tạo 20 nghề: Sửa chữa Ô tô, Sửa chữa Xe máy, Sửa chữa Điện tử, Sửa chữa Điện lạnh, Điện nước, Điện dân dụng, Điện Công Nghiệp, Sửa chữa điện thoại, Sửa chữa máy may, Sửa chữa Vi tính, May công nghiệp, May thời trang, Nấu ăn …
——————–
Thủ tục nhập học chỉ cần: CMT + 4 ảnh 3×4 + học phí ngành theo học
Nhập học đúng địa chỉ:
Cơ sở 1: Số 1 – Xa La – Hà Đông (Đối diện bệnh viện 103) / Hotline 24/7: 098.747.6688 – 0913 693 303
Cơ sở 2: BB5 Trường Sơn – phường 15 – quận 10 – Hồ Chí Minh/ Hotline 24/7: 0839 25 6699 – 0913 693 303
Người đăng: Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Tháng 11/2022