Giới thiệu thiết bị tự chế xe đạp điện

WEBSITE

http://xedienthaiphong.com

http://phutungxedapdien.net

CTK: THÁI ĐÌNH THÀNH
1.STK : 4820216730
Ngân hàng BIDV
2.STK : 0901000003410
Ngân hàng VIETCOMBANK
Chi nhánh Phủ Lý – Hà Nam

HOTLINE TƯ VẤN

TÌM HIỂU XE ĐẠP ĐIỆN CHUYỂN ĐỔI

THIẾT BỊ TỰ CHẾ XE ĐẠP ĐIỆN

Một chiếc xe đạp điện chắc không còn gì xa lạ với tất cả mọi người nhưng với những chiếc xe đạp chuyển đổi từ xe đạp thường thành xe đạp điện có lẽ trong mỗi chúng ta còn rất mới. Và làm thế nào để có chiếc xe đạp điện do chính bạn sáng tạo ra, cách chuyển đổi thế nào ??? Sẽ có bạn nghĩ rằng chắc là khó làm lắm đây !!!. Nhưng xin thưa với các bạn, điều này thật sự không khó khăn như các bạn nghĩ. Chỉ cần bạn có một chút kiến thức điện tử + bộ Kits chuyển đổi của chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi chiếc xe của bạn thành một chiếc xe đạp điện theo cách riêng của mình. Vậy bộ KIT là gì nó gồm những phụ tùng như thế nào??? Bộ KIT bao gồm động cơ, tay ga, sạc và bo điều khiển. Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu cũng như cách chuyển đổi xe đạp thường thành xe đạp điện.

1. ĐỘNG CƠ.

Hình 1.1: Động cơ loại chổi than (Brush Motor)

Có loại động cơ kéo xích và động cơ sử dụng căm đan vào vành xe

1.1 DC Motor (Động cơ chổi than) hay còn gọi Brush Motor đây là loại động cơ điện rất phổ biến trước khi xuất hiên động cơ Brushless DC Motor.

Ưu điểm: Chạy khỏe và cực trâu, thiết kế đấu điện đơn giản. Có thể chế nhiều loại như xe đạp điện, phong điện, máy phát điện mini……Dòng ra khoảng từ 5A đến 10A.

Nhược điểm: Chạy tốn điện và phải thay chổi than định kỳ thường 2 đến 5 năm.

Không có giảm tốc (Bên trái) và có giảm tốc (Bên phải)

1.2 Động cơ không chổi than còn gọi Brushless DC Motor. Động cơ này nằm ở trung tâm của bánh xe. Mà chúng ta hay gọi là Hub Vì vậy, tên thân mật là “Hub Motor”. Đây là loại động cơ xe điện có giá thành thường cao hơn nhiều so với loại động cơ chổi than. Và đi đôi với nó là mạch điều khiển cũng phức tạp không kém :D. Trong động cơ có ba cuộn dây, nhưng có nhiều đường mạch và tín hiệu phản hồi từ 3 cảm biến Hall. Các cảm biến trong động cơ này được đặt sát gần nhau. Như vậy tổng cộng, chúng ta sẽ có 3 dây động cơ (xanh lá, xanh da trời và vàng.) thường là 3 dây to và 5 dây cảm biến (đỏ và đen cấp nguồn cho 3 cảm biến hall còn lại 3 dây cảm biến thường là màu xanh lá, xanh da trời và vàng.). Quy ước 3 dây cảm biến và 3 dây động cơ thường cùng màu. Trong tất cả các loại động cơ Brushless DC Motor thường có 8 dây, còn nếu bạn gặp động cơ chỉ có 3 dây thì tôi khẳng định đó là động cơ đã bị làm lại. Động cơ không chổi than được phân làm 2 loại. Loại có bánh răng giảm tốc và loại không sử dụng bánh răng giảm tốc. Với loại không có hộp giảm tốc thì động cơ sẽ nhỏ gọn hơn so với tất cả các loại động cơ thông thường cùng mức điện áp.

Hình 1.3: Động cơ không có nhông và có nhông giảm tốc.

Không có giảm tốc (Bên trái) và có giảm tốc (Bên phải)

Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản dễ bảo trì sửa chữa, độ bền cao, chạy ít hao điện.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với loại động cơ xe đạp loại DC. Đấu điện phức tạp hơn. Kiểm tra thay thế khó khăn…

Lưu ý: Động cơ có giảm tốc cấu tạo như hình bên phải thường là cá một chiều. Ưu việt chế xe thiên về trợ lực vì hết điện đạp nhẹ như xe thường.

2.TAY GA

Hình 2: Tay ga và cảm biến của tay ga.

Nguyên lý làm việc : Bên trong tay ga có 1 cảm biến 3 chân (Cảm biến từ) và một nam châm hình khuyên. Khi vặn tay ga thì nam châm quét qua cảm biến lúc này tại chân tín hiệu (Thường là xanh lá) sẽ có điện áp ra từ 1-4Vol cấp cho bo điều tốc.

3.SẠC ĐIỆN

Hình 3: Sạc điện

Không cần giới thiệu nhiều, chắc chắn ai cũng biết sạc điện dùng để sạc bình điện. Nó phân theo nhiều loại phụ thuộc vào cấp điện áp bạn sử dụng. Sạc 24V, sạc 36V, sạc 48V, sạc 60V …..Và sạc điện sử dụng 2 loại chân sạc khác nhau : Chân tròn và Chân Vuông.

4. BO ĐIỀU KHIỂN

Hình 4.1: Bo điều tốc chổi than

Hình 4.2: Bo điều tốc không chổi than

Sơ đồ bo chổi than và không chổi than về cơ bản tương tự như trên.

Ngoài ra có nhiều loại bo có thêm nhiều cặp dây, dây chức năng như lắp còi báo động, xin nhan, lắp đèn, tiến lùi……

Lưu ý: Dây phanh điện có thể khác màu không giống như hình vẽ còn lại tay ga, đèn, chân sạc, giắc nguồn, giắc cảm biến màu giống như hình vẽ…..

Sơ đồ đấu bo chổi than 24V-250W dùng công tắc

Sơ đồ đấu bo chổi than 24V-250W dùng đèn

Sơ đồ đấu bo không chổi than 24V-250W dùng đèn

Sơ đồ đấu bo không chổi than 24V-250W dùng công tắc

XEDIENTHAIPHONG.COM

Nhận sửa chữa, thay thế phụ tùng tất cả các loại xe đạp điện, xe máy điện, và xe điện tự chế….

Bảo đảm uy tín.

LIÊN HỆ ZALO : 079.268.1111& 0888.266.664

Uy tín chất lượng

Mua hàng online

Đổi trả linh hoạt

Nhanh chóng gọn gàng

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng trả tiền

Hợp tác lâu dài

Cùng nhau phát triển

HOTLINE TƯ VẤN

Copyright © 2020 XEDIENTHAIPHONG. All Rights Reserved

Bạn đang xem bài viết: Giới thiệu thiết bị tự chế xe đạp điện. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Báo giá bộ trợ lực xe đạp và hướng dẫn lắp cho xe đạp đơn giản

Bộ Kit chế xe đạp thường thành xe đạp điện – 1.700.000đ

Kit chế xe điện 350W

Bộ Kit xe đạp thường thành xe đạp điện đầy đủ

Bộ thiết bị lắp xe Scooter, kít chế xe scooter, kit chế xe lăn điện, kit chế xe điện chở hàng, chế xe đạp điện

Dân “độ” xe tiết lộ 5 bước biến xe đạp cũ thành xe đạp trợ lực

Bộ Kit Chế Xe Đạp Thành Xe Đạp Điện

Skarper DiskDrive: Bộ kit biến xe đạp thành xe điện, truyền động đĩa phanh sau rất mới lạ

Contact Me on Zalo