Sạc xe đạp điện, xe máy điện, kiến thức tổng hợp A-Z

Những vấn đề và thắc mắc về sạc xe đạp điện, sạc xe máy điện sẽ được Xe Điện Tân Mai tổng hợp tất cả từ A-Z tại 1 bài viết duy nhất. Nào hãy cùng Xe Điện Tân Mai tìm hiểu bạn nhé.

Mục lục

  • Những thông tin cần biết về sạc xe đạp điện
  • Những bệnh thường gặp ở nạp xe điện
  • Trường hợp sạc xe đạp điện hỏng thường gặp
  • Thời gian sạc cho từng loại xe đạp điện
  • Giá sạc xe đạp điện tại Xe Điện Tân Mai

Những thông tin cần biết về sạc xe đạp điện

Sạc xe đạp điện là gì ?

nạp xe đạp điện là thiết bị được sử dụng nhằm đưa năng lượng vào pin sạc, pin thứ cấp hay ắc quy bằng cách ép dòng điện chạy qua nó, hay nói đơn giản là chúng ta dùng sạc xe đạp điện để nạp lại năng lượng cho ắc quy (pin) xe đạp điện khi đã cạn. Bộ sạc xe máy điện chuyển đổi từ dòng điện trực tiếp sang Ắc quy để lưu trữ năng lượng cho lần sử dụng tiếp theo.

Việc sử dụng sạc và ắc quy rất tiện lợi, giúp chúng ta có thể dùng ắc quy trong nhiều năm mà không phải thay thế liên tục. Giúp ta tiết kiệm chi phí vận hành xe, bảo vệ môi trường.

Sạc xe đạp điện bao nhiêu vôn ?

nạp xe đạp điện phụ thuộc vào số ắc quy trong xe mà bạn đang sử dụng, ngày nay xe đạp điện, xe máy điện thường sử dụng 3 đến 5 bình ắc quy.

  • Đối với xe 3 ắc quy thì điện trên sạc thấp nhất sẽ là 36V, điện áp cao nhất là 44.1V
  • Xe đạp điện sử dụng 4 ắc quy thì điện áp sạc thấp nhất sẽ là 48V, điện áp cao nhất là 58.8V
  • Xe máy điện sử dụng 5 ắc quy thì điện áp sạc thấp nhất sẽ là 60V, điện áp sạc cao nhất là 73.5V

Công suất nạp xe máy điện là bao nhiêu ?

Tùy từng loại sạc khác nhau thì ta có công suất của sạc tương ứng.

Trên thị trường hiện nay công suất sạc dao động vào khoảng 200W – 230W

Sơ đồ mạch nạp xe điện

Sơ đồ mạch nạp xe đạp điện
Sơ đồ mạch tự ngắt

Sơ đồ mạch nạp xe điện 48V

Sơ đồ mạch sạc 48V

Những bệnh thường gặp ở nạp xe điện

Sạc xe đạp điện báo đèn xanh là vào điện hay không ?

Đối với nạp xe điện phổ biến hiện nay, nếu nạp xe điện báo đèn màu xanh thì chứng tỏ điện đã vào sạc nhưng chưa vào xe. Khi điện từ sạc vào xe thì đèn báo sẽ là màu đỏ.

Cách để bạn biết là ắc quy đã được sạc đầy :

Hiện nay tất cả các nạp xe điện, sạc xe máy điện đều tự ngắt và thiết kế hệ thống báo đầy bằng đèn led trên sạc.

Thường thì khi bạn bắt đầu cắm sạc vào xe thì đèn báo sẽ có màu đỏ, sau khi sạc hết thời gian, bình ắc quy đầy điện, đèn báo sạc sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu vàng (hoặc xanh). Khi đó bạn chỉ cần nhìn vào đèn báo trên sạc để bạn biết được bình ắc quy xe đạp điện đã được sạc đầy hay chưa.

Sạc xe máy điện quá lâu có sao không ?

Việc sạc xe đạp điện quá lâu sẽ khiến bình ắc quy nóng lên và dễ gây phồng bình, do đó nếu bạn thấy sạc lâu không đầy hoặc bạn thấy bình nóng, thấy sự khác lạ khi sạc, bạn nên rút sạc ra ngay và mang xe đến trung tâm bảo dưỡng , bảo hành xe để kiểm tra để tránh những hư hỏng không đáng có.

Sạc xe đạp điện có tự ngắt không ?

Có đến 99% sạc xe đạp điện hiện nay đều có chế độ tự ngắt khi sạc

Làm gì khi nạp xe đạp điện không tự ngắt ?

Việc sạc xe máy điện của bạn không tự ngắt điện khi đầy sẽ cực kì nguy hiểm, bởi nếu sạc không tự ngắt sẽ khiến ắc quy bị nhồi điện vào liên tục mặc dù bình ắc quy đã đầy. Cũng như bạn ăn no vậy. Sẽ khiến bình bị hỏng, bị phồng nhanh chóng.

Do đó nếu sạc của bạn bị hỏng chức năng tự ngắt thì bạn nên sửa chữa hoặc thay thế một chiếc nạp xe máy điện mới để đảm bảo việc sạc được ổn định và sẽ kéo dài tuổi thọ của bình ắc quy hơn.

Tại sao cục sạc xe đạp điện bị kêu ?

Có nhiều nguyên nhân khiến sạc xe đạp điện bị kêu khi nạp điện, 3 nguyên nhân chính đó là :

1/ Âm thanh dòng điện khi sạc

2/ Âm thanh do máy biến áp hoạt động

3/ Âm thanh do quạt tản nhiệt, quạt làm mát của sạc gây ra.

Cách khắc phục âm thanh do quạt tản nhiệt gây ra : Bạn có thể tháo sạc ra và tra dầu vào quạt, nếu tra dầu mà quạt vẫn kêu bạn có thể thay quạt mới là sạc sẽ hoạt động êm trở lại.

Cục nạp xe đạp điện bị nóng

Ngày nay gần như tất cả các loại sạc xe máy điện đều có quạt làm mát, giúp tản nhiệt khi sạc hoạt động. Nếu cục sạc của bạn bỗng nhiên rất nóng thì khả năng quạt làm mát của sạc đã có vấn đề hoặc không hoạt động.

Cách nhận biết : Bạn có thể dùng tay đặt trước khe thoát gió của sạc, nếu không thấy có gió thổi qua chứng tỏ quạt làm mát sạc đã bị hỏng và không thể làm mát cho sạc.

Cách xử lý : Cách duy nhất xử lý vấn đề quạt làm mát bị hỏng là thay thế quạt khác, khi thay quạt làm mát mới, quạt làm mát hoạt động bình thường thì sạc của bạn sẽ không bị nóng nữa.

Lưu ý : Nếu bạn cảm thấy sạc xe đạp điện bị nóng, đồng thời kiểm tra thấy quạt gió không hoạt động, bạn nên ngắt sạc ngay vì nếu để lâu nguy cơ sẽ bị hỏng sạc rất cao, bên cạnh đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ chập cháy bạn nhé.

Cục nạp xe máy điện không lên đèn

4 nguyên nhân và cách xử lý khi cục nạp xe máy điện không lên đèn:

1/ Ổ cắm điện không có điện

Cách xử lý : Chuyển ổ cắm khác để kiểm tra

2/ Dây điện sạc bị đứt

Cách xử lý : Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra dây có bị đứt hay không, nếu bị đứt thì thay dây khác.

3/ Cầu chì trong sạc bị cháy

Cách xử lý : Thay thế cầu chì khác cho sạc

4/ Do cắt điện

Cách xử lý : Đợi khi nào có điện thì sạc 🙂

Cục nạp xe điện nhấp nháy

Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng cục sạc xe máy điện nhấp nháy :

1/ Đầu tiên, có thể do bạn đã để ắc quy trong một thời gian dài không nạp, khi đó ắc quy của bạn đã quá cạn kiệt điện, khiến cho điện áp trong ắc quy thấp hơn nhiều so với điện áp bình thường để kích hoạt sạc, khiến bộ sạc nhấp nháy đèn.

Cách xử lý : Trường hợp này gần như 99% ắc quy của bạn đã bị hỏng và không thể sửa chữa.

2/ Thứ hai, bộ sạc tự trục trặc khiến đèn báo nhấp nháy.

Nếu bạn chỉ cắm sạc vào ổ điện mà chưa cắm sạc vào xe đã thấy sạc nhấp nháy thì chứng tỏ bộ sạc bị hỏng.

Cách xử lý : Cục sạc xe điện trên thị trường hiện nay giá cũng khá rẻ, do đó bạn có thể thay thế sạc mới, thay vì phải sửa chữa tốn thời gian mà chi phí cũng ngang mua mới.

Trường hợp sạc xe đạp điện hỏng thường gặp

1. Đèn báo nguồn sạc không sáng, đèn báo sạc khi cắm sạc không sáng.

Trường hợp này bạn cần kiểm tra nguồn điện cấp cho sạc xem đã được cắm chặt chưa, có bị lỏng hay không. Kiểm tra nguồn điện cấp xem có điện hay không, nếu ổ cắm có điện bình thường thì 99% sạc của bạn đã bị hỏng.

Sạc xe đạp điện bị hỏng

Trước tiên bạn mở hộp sạc ra kiểm tra xem cầu chì có bị đứt hay không, nếu cầu chì bị đứt bạn chỉ cần thay cầu chì mới.

Nếu cầu chì không bị đứt, bạn cần kiểm tra đường dây ổ cắm điện sạc xem có bị đứt hay không, nếu dây bị đứt bạn cần thay dây khác cho sạc.

Nếu cầu chì không đứt, dây không đứt bạn cần kiểm tra các linh kiện của sạc xem có bị lỏng mối hàn hay không, hộp cầu chì có được tiếp xúc tốt không, kiểm tra các linh kiện xem có bị cháy hay không.

2. Đèn báo nguồn sáng, đén bào sạc khi cắm vào xe không sáng ( không chuyển màu đỏ).

Nếu đèn báo nguồn sáng thì chứng tỏ điện đã được cấp vào sạc, nhưng đèn báo khi cắm sạc vào xe lại không sáng thì có những nguyên nhân sau :

  • Sạc bị hỏng linh kiện
  • Dây sạc vào xe bị đứt
  • Giắc cắm sạc bị lỏng, không tiếp xúc tốt
  • Xe điện bị đứt cầu chì, nhảy aptomat
  • Xe điện bị đứt dây nối bình

Video hướng dẫn chi tiết sửa sạc xe đạp điện bị hỏng :

Video sửa sạc xe đạp điện sưu tầm

Thời gian sạc cho từng loại xe đạp điện

Câu hỏi Trả lời
Sạc xe điện 133s mấy tiếng? 8-10 tiếng
Xe máy điện vespa sạc bao lâu thì đầy ? Loại 4 bình : 8-10 tiếng, 5 bình 10-12 tiếng
Xe xmen sạc bao lâu thì đầy ? Loại 4 bình : 8-10 tiếng, 5 bình 10-12 tiếng

Giá sạc xe đạp điện tại Xe Điện Tân Mai

Loại xe Giá sạc
Xmen 250.000 đ
Vespa 250.000 đ
Nijia 250.000 đ
Giant 250.000 đ
Honda 250.000 đ
Yamaha 250.000 đ

Xem thêm :

  • Mua xe đạp điện cũ tại Hà Nội
  • Thay bình xe đạp điện bao nhiêu
  • Sạc xe đạp điện báo đèn xanh, 3 cách test nhanh tại nhà

XE ĐIỆN TÂN MAI

  • Địa Chỉ trên GPĐKKD: 46/123 Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • VP đại diện : Số 268 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Website:https://thayacquyxedapdien.com

Xe điện Tân Mai

Trân trọng !

Thay bình xe đạp điện Nijia / Thay bình xe đạp điện 133S / Thay bình xe máy điện Xmen / Thay bình xe máy điện Vespa / Thay bình xe đạp điện Yamaha / Thay bình xe đạp điện Asama / Thay bình xe máy điện zoomer / Thay bình xe đạp điện Bridgestone / Thu mua xe đạp điện cũ

Bạn đang xem bài viết: Sạc xe đạp điện, xe máy điện, kiến thức tổng hợp A-Z. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Cấu tạo xe đạp điện và chức năng các bộ phận quan trọng khác

#1 Học sửa xe điện VinFast Klara A2

Sơ đồ mạch điện xe nâng & Phương pháp kiểm tra hệ thống mạch điện của xe nâng

Mạch điện lý thú

mạch điện trong xe đạp điện

Cách đọc sơ đồ mạch điện nhanh, đơn giản và chính xác

Bộ điều khiển BDC xe đạp điện

Sơ Đồ Mạch Ic Nguồn Điều Khiển Xe Đạp Trợ Lực Điện 48V Disiy

Contact Me on Zalo