Ý Nghĩa Tất Cả Các Loại Đèn Cảnh Báo Trên Xe Ô Tô 2023
Bạn có biết một chiếc xe ô tô có trung bình bao nhiêu ký hiệu trên táp lô? Và bạn hiểu được bao nhiêu trong số đó?
Bảng táp lô ô tô được thiết kế và lắp đặt rất nhiều ký hiệu/đèn cảnh báo khác nhau – chúng có công dụng cảnh báo người dùng về những vấn đề mà ô tô đang gặp phải. Với những dòng xe càng hiện đại, được trang bị càng nhiều thiết bị tự động hóa thì sẽ càng có nhiều kí hiệu trên táp lô. Tuy vậy, không phải tài xế nào cũng hiểu được ý nghĩa của các đèn cảnh báo đó.
Bài viết này, Thanh Phong Auto sẽ tổng hợp những ký hiệu trên xe ô tô và ý nghĩa của một số đèn cảnh báo thông dụng nhất. Cùng tham khảo nhé.
Trong một khảo sát của hơn 2.000 tài xế tại Anh của Tập đoàn Britannia Rescue, có đến 98% không hiểu hết ý nghĩa của đèn cảnh báo trên táp lô ô tô và chỉ có 52% người hiểu được một nửa các ký hiệu. Chính vì điều này, Britannia Rescue đã tổng hợp 64 ký hiệu đèn được sử dụng thường xuyên nhất nhằm giúp các tài xế hiểu và kịp thời khắc phục các sự cố khi điều khiển xe ô tô trên đường.
>>> Đề xuất tham khảo: Phương Án Cứu Hộ Cho Xe Ô Tô Gặp Sự Cố Giữa Đường
Trong 64 ký hiệu phổ biến trên táp lô thì chỉ có 12 ký hiệu đèn là thường xuyên xuất hiện nhất (ở tất cả các loại xe). Để hiểu hơn về ý nghĩa và cách khắc phục hiệu quả các loại đèn cảnh báo, bạn có thể tham khảo bảng thống kê chi tiết sau:
Các loại đèn cảnh báo |
Ý nghĩa các loại đèn cảnh báo |
Cách khắc phục |
Đèn báo động cơ thường sẽ thể hiện ý nghĩa các vấn đề xảy ra với động cơ xe. Trường hợp khi có mã sự cố được lưu trữ ở trong bộ điều khiển xe của bạn thì đèn này sẽ xuất hiện. – Có thể nhận thấy dấu hiệu này ở các hình dạng khác nhau: ví dụ như một số văn bản thông tin khác hay Check Check Engine. |
– Bạn sẽ phải tìm hiểu một số sự cố trong bộ điều khiển động cơ xem nó thể hiện điều gì, lúc đó mới có thể khắc phục và sửa chữa khi vấn đề này xảy ra. – Phải sử dụng máy quét OBD-II thì bạn mới có thể đọc được bộ nhớ mã sự cố. Hãy đem đến gara để họ kiểm tra bộ nhớ mã sự cố cho xế yêu của bạn, bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà nếu thực sự kiểm tra được. – Một vài cách khắc phục: + Kiểm tra xung quanh cửa hút xem có bất kỳ những dấu hiệu rò rỉ chân không nào hay không. + Kiểm tra tất cả các cầu chì xe có đảm bảo hoạt động tốt. + Kiểm tra nắp bình xăng và chắc chắn phải đảm bảo nó đã được vặn chặt. |
|
Đèn báo ắc quy: trường hợp khi bình ắc quy vẫn còn hoạt động tốt, trong khoảng vài giây đầu tiên đèn báo này sẽ nổi lên màu da cam, và khi tài xế bật chìa khóa điện đèn báo sẽ tắt ngay sau đó. – Trường hợp khi xe của bạn bình ắc quy bị cạn kiệt, hay máy phát điện xe bạn không được sạc thì đèn báo ắc quy sẽ sáng lên và xuất hiện màu đỏ. – Nếu không có nguồn điện từ bên ngoài cộng với ắc quy của bạn đang bị cạn kiệt, thì xe sẽ dừng lại và không thể nào khởi động lại được. |
– Khi đèn báo ắc quy xuất hiện ánh sáng màu đỏ, điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra bằng mắt thường xem ắc quy còn tốt hay không nhưng chỉ với những loại ắc quy không cần bảo dưỡng như SMF hay MF. – Nhưng để cho chắc chắn hơn về quy trình kiểm tra và sửa chữa thì bạn nên đem xe đến các gara để kiểm tra máy phát điện và bình ắc quy xem có gặp sự cố hay không. – Khi đèn báo ắc quy này sáng lên nguyên nhân là do vấn đề của chổi than ở máy phát điện làm cho điện áp nạp cho bình ắc quy không đủ. |
|
Đèn báo ABS: khi đèn này sáng lên có thể hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) của xe bạn đang gặp vấn đề. Vì chức năng của ABS sẽ bị tắt khi đèn báo này phát sáng. – Các bộ điều khiển ABS có chức năng kiểm tra tốc độ của từng bánh xe do có sử dụng cảm biến ở mỗi bánh xe. – Khi bạn hoảng loạn phanh xe, hệ thống ABS sẽ không khóa hoàn toàn phanh của bạn trong trường hợp này. |
– Thông thường, các trường hợp thường xảy ra với hệ thống đèn báo ABS là do gặp những vấn đề như: + Các dây nối của chúng bị hỏng. + Các cảm biến của bộ đèn báo ABS có vấn đề. – Do đó, trong trường hợp này bạn cần có một máy chẩn đoán để có thể biết được bánh xe của bạn đang hỏng ở các vị trí nào. |
|
Đèn cảnh báo túi khí-Airbag / SRS. – Trong trường hợp khi đèn cảnh báo túi khí được bật sáng, thì lúc này hệ thống túi khí xe của bạn sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn. – Nếu trường hợp xấu nhất là không may xảy ra tai nạn, thì sẽ không có túi khí nào để cứu bạn. |
– Để có thể đọc được lỗi và xóa mã thì bạn cần sử dụng máy chẩn đoán để đọc. – Ghế của hành khách hoặc đầu nối ghế dưới là những nguyên nhân phổ biến khi đèn cảnh báo này sáng lên. – Nếu trong lúc bạn đang dịch chuyển ghế mà đèn báo lỗi thì khả năng cao nhất là do đầu nối. Bạn chỉ cần tháo nó ra làm sạch đồng thời xóa bỏ lỗi này. |
|
Đèn báo rửa kính nước Trường hợp nếu như mực nước dung dịch của nước rửa kính đang ở mức thấp thì lúc này đèn báo rửa kính nước sẽ bật sáng. |
– Trường hợp này xử lý cũng rất đơn giản, bình chứa nước rửa kính chỉ cần đổ đầy bình là được. – Khi bình đã được đổ đầy nước mà đèn vẫn sáng thì có thể các dây nối đăng gặp vấn đề hoặc cảm biến ở bình chứa bị lỗi. |
|
Đèn báo áp suất lốp. Khi một trong số các bánh xe đang có áp suất lốp nằm dưới mức áp suất lốp cho phép thì lúc này đèn báo này sẽ sáng. |
– Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng trong tất cả các lốp xe của bạn có áp suất lốp chính xác. – Tiếp theo, tại thân xe hoặc trong hướng dẫn sử dụng dịch vụ thì bạn có thể tìm thấy áp suất lốp chính xác. – Trường hợp bạn cần phải đặt lại hệ thống TPMS, khi đã kiểm tra xong và đã bơm bốp nhưng đèn báo vẫn bật sáng. |
|
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát. Khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát được bật sáng, có thể nó thể hiện 2 điều khác nhau: – Chất làm mát có nhiệt độ quá cao và xe sắp nóng lên. – Ngược lại chất làm mát có nhiệt độ quá thấp. |
– Trước hết, điều bạn cần làm là kiểm tra xem mực nước làm mát trên xe như thế nào, nếu không đầy thì hãy đổ đầy chúng. – Tiếp theo, cần kiểm tra các vấn đề liên quan đến mực nước và các rò rỉ. – Nếu trường hợp mực nước trong bình làm mát vẫn ổn thì có thể động cơ xe của bạn đang gặp vấn đề. Khi đó động cơ phải làm việc ở một nhiệt độ cao, vấn đề này có thể dẫn đến hư hỏng cho xe bạn. |
|
Đèn cảnh báo áp suất dầu Trường hợp khi áp suất dầu bôi trơn trong động cơ xe của bạn thấp thì đèn này sẽ bật sáng, lúc này bạn nên tắt động cơ xe càng nhanh càng tốt. |
Đầu tiên, cần phải kiểm tra xem ở trong cacte mức dầu vẫn nằm trong khoảng cho phép. Tiếp theo cần kiểm tra dây nối cảm biến và các cảm biến. |
Bài viết trên đây Thanh Phong Auto giới thiệu đến các bạn về 8 loại đèn cảnh báo thường thấy trên taplo ô tô. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn trong việc bảo vệ động cơ cũng như bảo vệ xe của mình.
Xem Thêm Nhiều Bài Viết Hay Tại Blog Tổng Hợp Của Thanh Phong:
Lý Giải Hiện Tượng Òa Ga Mà Xe Ô Tô Thường Gặp
8 Hư Hỏng Thường Gặp Của Hệ Thống Phanh Và Cách Sửa Chữa Đơn Giản
Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:
*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling.
>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<