Cách sử dụng hệ thống đèn ô tô lái xe cần nắm rõ

Cách sử dụng hệ thống đèn ô tô lái xe cần nắm rõ

Muốn đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện khác khi tham gia giao thông, người lái cũng cần nắm rõ chức năng, cách điều chỉnh hệ thống đèn trên ô tô và vận dụng đúng trong từng điều kiện vận hành.

Hệ thống đèn là một trong những tính năng quan trọng giúp các phương tiện khác nhận diện ô tô khi tham gia giao thông, đồng thời đảm bảo ánh sáng và tầm nhìn cho người lái.

Tưởng chừng đơn giản nhưng việc bật/tắt, điều chỉnh hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô đôi khi vẫn còn khiến người dùng lúng túng, nhất là đối với những lái mới. Việc sử dụng đèn pha – cos không đúng cách trong những trường hợp thiếu ánh sáng như di chuyển vào ban đêm hay qua hầm đường bộ… sẽ gây ảnh hưởng đến người đi bộ cũng như các phương tiện khác. Đôi khi, người lái còn bị cảnh sát giao thông xử phạt do sử dụng đèn chiếu sáng không đúng.

Do đó, những người mới mua ô tô hay các “tài mới” cần nắm rõ tác dụng cũng như cách bật tắt, điều chỉnh hệ thống đèn pha, cos, xi nhan hay đèn sương mù… trên ô tô.

Các loại đèn cơ bản trên ô tô

Nhìn chung, hệ thống chiếu sáng trên mỗi chiếc ô tô gồm có: đèn chiếu sáng phía trước với hai chế độ pha (chiếu xa) và cos (chiếu gần), đèn xi-nhan (signal), đèn định vị ban ngày DRL, đèn sương mù (hay còn gọi là đèn gầm), đèn hậu và đèn phanh. Bên cạnh đó, chiếc xe của bạn còn có thể sở hữu đèn phanh, đèn biển số, đèn cảnh báo (ưu tiên)…

Đèn xi-nhan (signal) thường được tích hợp trong cụm đèn hậu, gương chiếu hậu hai bên và trong cụm đèn chiếu sáng phía trước… và có chức năng đảm bảo các phương tiện khác nhận được tín hiệu bạn đang có ý định chuyển làn, chuyển hướng. Còn đèn chiếu sáng phía trước với 2 chế độ pha – cos sẽ cung cấp ánh sáng, soi đường cho người lái, hoạt động như “đôi mắt” của xe. Có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng đèn chiếu sáng khác nhau, tùy theo mẫu xe mà chúng sẽ được nhà sản xuất áp dụng công nghệ đèn bóng halogen, LED, thậm chí đèn Laser giúp tăng phạm vi chiếu sáng và kéo dài tuổi thọ.

Bên cạnh tăng hiệu quả chiếu sáng và sự thẩm mỹ, đèn định vị DRL còn giữ chức năng cảnh báo cho các phương tiện xung quanh về sự có mặt của chiếc ô tô của bạn. Các nhà sản xuất ô tô hiện thường sử dụng công nghệ đèn LED cho loại đèn này. Về đèn sương mù, công dụng của loại đèn này là tăng khả năng nhận biết của tài xế về các phương tiện khác khi di chuyển trong điều kiện khói bụi, mưa phùn, sương mù…

Cách bật/tắt, sử dụng hệ thống đèn trên ô tô

Phần lớn các mẫu ô tô hiện nay, công tắc bật/tắt, điều chỉnh đèn pha (chiếu xa), đèn cos (chiếu gần), đèn xi nhan, đèn định vị ban ngày DRL hay đèn sương mù… thường được bố trí trên cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng. Đặc biệt là trên những mẫu xe Hyundai do Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam lắp ráp, phân phối.

Một số dòng xe khác lại thiết kế công tắc dạng núm xoay, tích hợp trên bảng táp-lô đặt phía bên trái vô lăng. Do đó, các lái mới cần chú ý quan sát và làm quen với thao tác điều chỉnh công tắc khi lái xe.

Dù khác nhau về vị trí, cần hay núm xoay điều khiển hệ thống đèn vẫn đều có các ký hiệu bật/tắt (on/off) đèn pha, ký hiệu đèn định vị, đèn sương mù, ký hiệu Auto (tự động) hay công tắc bật/tắt đèn gầm… Muốn tắt/mở từng loại đèn, người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển.

Đối với hầu hết các dòng xe Hyundai đang được Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam lắp ráp, phân phối tại Việt Nam, người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu đèn pha (thường có biểu tượng vạch ngang theo hình của đèn pha) để mở đèn chiếu sáng phía trước. Đèn chiếu sáng phía trước thường mặc định ở chế độ chiếu gần (cos) khi được bật. Người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng về phía trước nếu muốn chuyển sang chế độ đèn chiếu xa (pha). Màn hình hiển thị thông tin lúc này sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh dương (biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha) để người lái biết xe đang bật đèn pha. Theo đó, khi đẩy cần về phía sau (phía người lái), xe sẽ chuyển về chế độ chiếu gần (cos).

Hệ thống đèn pha tự động được trang bị trên nhiều dòng xe Hyundai tại Việt Nam, thậm chí cả những dòng xe phổ thông như Hyundai Accent. Khi được kích hoạt, hệ thống đèn pha sẽ tự động bật/tắt thông qua khả năng nhận biết điều kiện ánh sáng của hệ thống cảm biến ánh sáng trên xe. Riêng các dòng sản phẩm như Accent, Elantra, Tucson hay Santa Fe, hãng xe còn trang bị thêm chức năng điều chỉnh góc chiếu, hỗ trợ chiếu sáng khi tài xế đánh lái vào cua cho đèn pha.

Người lái có thể nháy đèn pha bằng cách đẩy, trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng ít nhất 1 – 2 lần liên tiếp về phía sau (phía người lái) để ra hiệu cho xe phía trước trong một số trường hợp cần thiết.

Nhằm tránh làm chói mắt, ảnh hưởng đến người và phương tiện đi ở chiều ngược lại, người lái lưu ý nên sử dụng chế độ chiếu gần (đèn cos) khi di chuyển trong nội thành nhiều người dân, phương tiện đi lại… Còn khi di chuyển trên đường cao tốc, đường trường ngoại ô, đường hai chiều có dải phân cách, bạn có thể chuyển sang chế độ đèn pha để tăng cường tầm nhìn.

Người lái chỉ cần gạt cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng khi muốn chuyển làn đường, chuyển hướng di chuyển của xe… Cụ thể, gạt sang phải để bật đèn xi nhan phải và gạt sang trái để bật đèn xi nhan trái. Đối với các trường hợp khẩn cấp, bạn có thể ấn nút có biểu tượng hình tam giác màu đỏ thường được bố trí trên bảng táp-lô để bật đèn cảnh báo (ưu tiên). Đèn xi nhan trái, phải sẽ đồng thời nhấp nháy nếu bạn nhấn nút này.

Để bật đèn định vị ban ngày DRL, người lái cần xoay công tắc điều khiển lần lượt về ký hiệu chỉ biểu tượng hai loại đèn này. Tuy nhiên, nếu bạn cần bật công tắc tích hợp trên cần điều khiển hệ thống đèn nếu đang sử dụng một trong các dòng xe phổ thông của Hyundai như Hyundai Accent, Grand i10, Hyundai Elantra… Người dùng tốt nhất nên đọc sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe để nắm rõ cách sử dụng công tắc điều chỉnh đèn vì mỗi xe sẽ có cách thiết kế khác nhau.

Liên quan đến việc sử dụng đèn xe, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, quy định người điều khiển xe ô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô phải bật đèn chiếu sáng trong khung giờ từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Trường hợp người điều khiển ô tô không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian nêu trên hay khi lưu thông trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu gần sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Trường hợp người điều khiển ô tô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Mua xe đã qua sử dụng tại Đấu Giá Ô Tô trên Carmudi- chương trình đấu giá xe trực tuyến duy nhất tại Việt Nam. Với hàng trăm xe từ người bán trên khắp mọi miền, bạn dễ dàng tìm kiếm một chiếc SUV, Sedan, hatchback, xe tải, xe bán tải… Tham gia đấu giá ngay để thắng chiếc xe mơ ước với mức giá tốt hơn mong đợi.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Bạn đang xem bài viết: Cách sử dụng hệ thống đèn ô tô lái xe cần nắm rõ. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Phân biệt đèn pha và đèn cốt trên xe máy

Đèn pha và đèn cốt: Cách phân biệt và mức phạt theo luật giao thông

Tìm hiểu ký hiệu đèn trên ô tô và quy định về đèn ô tô mới nhất

Ý Nghĩa Tất Cả Các Loại Đèn Cảnh Báo Trên Xe Ô Tô 2023

Cùng tìm hiểu về các loại đèn pha trên xe máy hiện nay

Đèn pha là gì? Phân biệt đèn cos – đèn pha ô tô, xe máy

Đèn Pha Đèn Cos Là Gì? Cách Sử Dụng Đèn Pha Đèn Cos.

Mua Công tắc tắt đèn passing pha cốt xe máy lắp chuẩn cho nhiều loại xe hàng chân đồng loại tốt giá rẻ nhất

Contact Me on Zalo