Lỗi Cá vàng, nguyên nhân và cách giải quyết

Hyundai Đông Nam – Đại lý xe tải, xe khách Hyundai Số một Việt Nam về doanh sốHyundai Đông Nam – Đại lý xe tải, xe khách Hyundai đạt tiêu chuẩn 3S của Hyundai Hàn Quốc, chuyên cung cấp các dòng xe tải Hyundai từ 1 đến 24 tấn, xe đầu kéo, xe khách Hyundai chính hãng.

Trên táp lô thỉnh thoảng xuất hiện đèn cảnh báo màu vàng, thường được gọi là cảnh báo lỗi cá vàng. Vậy nguyên nhân gây ra cá vàng là do đâu ?

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bám muội than trên đầu kim phun là do có thành phần Sunfat Kẽm. Do có thành phần Sunfat Kẽm làm muội than không được tẩy đi theo cơ chế tự làm sạch tại đầu kim phun trong quá trình động cơ hoạt động.
Hiện tượng này có thể dẫn đến ì máy, giảm công suất hoặc động cơ bị rung trong quá trình xe vận hành.
Vậy cá vàng là gì ? – Lỗi cá vàng là hiện tượng đèn check-engine sáng khi xe gặp vấn đề.
Trong số các đèn cảnh báo thì đèn check engine (biểu tượng động cơ) có tầm quan trọng nhất vì là trái tim của xe và là cơ cấu đắt tiền. Nhưng có phải tất cả cá vàng đều sinh ra từ đây ?
Không phải vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu các nguyên nhân khiến xế yêu tìm gặp “Long vương”.

Các nguyên nhân làm đèn này sáng đa phần đến từ hệ thống điều khiển chứ không liên quan tới cơ khí. Chẳng hạn lỏng giắc cắm điện, cảm biến oxi lỗi, nắp bình xăng chưa vặn chặt, cảm biến lưu lượng khí hoạt động không bình thường, hệ thống đánh lửa bị lỗi…

Dưới đây là 10 hỏng hóc thường gặp làm xe báo lỗi đèn check engine giúp bạn “bắt bệnh” và chuẩn bị tài chính để đem xe đi sửa chữa.

Cảm ứng oxy gặp trục trặc là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cá vàng.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ lần sửa xe trước đây của các cụ, khi mà thợ lắp ráp lại cẩu thả hoặc do xăng chất lượng kém, xăng pha ethanol với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn.

Cảm biến oxy cung cấp dữ liệu để bộ điều khiển trung tâm (ECU) quyết định tỷ lệ hòa khí hoàn lưu từ khí xả (hệ thống EGR, đề cập ở số 9) với không khí. Cảm biến bị bẩn, hỏng có thể khiến công suất động cơ giảm, tổn thất nhiên liệu xe tăng thêm 40% và tăng thêm oxit nitơ trong khí xả.

2. Mất nắp bình xăng

Mất nắp bình xăng là nguyên nhân thứ 2 khiến đèn check-engine bật sáng, hiện nay nguyên nhân này đã giảm do mọi người đã chú ý hơn.

3. Bộ chuyển đổi xúc tác
Đây là hỏng hóc thường gặp thứ 3. Thiết bị này trông giống như ống pô, bên trong chứa các kim loại quý hiếm như bạch kim, rhodium, hay palladium làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học đốt cháy xăng dư và CO thành hơi nước và CO2 ít độc hại cho môi trường hơn.

Bộ chuyển đổi xúc tác bị hỏng thường là do hệ thống đánh lửa bị yếu khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết.

4. Hỏng cuộn dây lửa
Cuộn dây lửa (hay còn gọi là bô-bin lửa) cung cấp điện cao áp để bugi tạo ra tia lửa điện. Động cơ bị nóng thường xuyên có thể làm bô-bin lửa bị yếu hay bị hỏng.

Bô-bin lửa hỏng xe sẽ khiến xe không khởi động được, nếu bị yếu xe sẽ tốn hao nhiên liệu và có thể dẫn đến hỏng bộ chuyển đổi xúc tác đã nói ở trên.

5. Bugi, dây đẫn điện cao áp và đầu nối bugi

Bugi, dây đẫn điện cao áp và đầu nối bugi gặp vấn đề cũng là nguyên nhân đèn check-engine sáng. Nếu bạn không khắc phục lỗi bộ phận đánh lửa xe sẽ hao nhiên liệu và tệ hại hơn là dẫn đến hỏng bộ chuyển đổi xúc tác.
Đây là nguyên nhân gây ra đèn báo check ở Mazda, do muội than tích tụ nhiều mà không đào thải ra bên ngoài được gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động ổn định của hệ thống nhiên liệu.
Thường xuyên làm sạch muội than là cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả nhất
Có nhiều cách để làm sạch muội than, nhưng biện pháp đơn giản mà hiệu quả là sử dụng các chế phẩm làm sạch muội than như CRC 1 Tank Power Renew để làm sạch mà không cần phải bổ máy, giúp hệ thống sẽ bền hơn, hạn chế phát sinh lỗi khi phải tháo rời chi tiết.

6. Cảm biến lưu lượng không khí (MAF)
MAF giúp tính toán lượng không khí cần đưa vào động cơ và lượng nhiên liệu phun phù hợp. Nếu bị bẩn, hỏng, bạn có thể phải tốn thêm từ 10 đến 25% lượng nhiên liệu.
Việc vệ sinh MAF cũng rất quan trọng vì là một bộ phận khá nhạy cảm nên cần sử dụng chế phẩm chuyên dụng dể làm sạch mà không gây ảnh hưởng đến các bề mặt nhựa xung quanh và cảm biến. Nếu lớp nhựa bị hỏng sẽ khiến cảm biến làm việc không chính xác, và các cụ sẽ phải mất thêm 1 khoản chi phí kha khá thế thay thế MAF.

Các kỹ thuật viên tại garage thường sử dụng các hóa chất làm sạch chế hòa khí, phanh… điều này rất hại cho MAF. Trên thị trường hiện nay chỉ có Mass Air Flow Sensor có thể làm sạch mà không ảnh hưởng đến chi tiết nhựa.

7. Cài đặt thiết bị báo động không đúng cách
Muốn gắn thiết bị báo động bạn nên quyết định trước khi nhận xe để đại lý lắp đặt đúng chủng loại. Không nên tự mua và tự gắn vì thiết bị báo động có rất nhiều chủng loại có thể không tương thích với các thiết bị trên xe của bạn.

8. Hệ thống kiểm soát hơi xăng (EVAP)
Khi nói đến ôtô có thể gây ô nhiễm không khí, người ta thường nghĩ đến khí xả thoát ra từ ống xả. Ít người biết được hơi xăng bay ra từ thùng xăng và hệ thống ống dẫn xăng cũng gây tổn hại đến môi trường không kém. Hơi xăng chứa đến 150 hóa chất trong đó có những chất rất độc như toluene, benzene và đôi khi có cả chì.

Ở xe đời cũ, nắp bình xăng có một lỗ nhỏ để không khí lọt vào bình xăng thế chỗ cho lượng xăng đã cấp cho động cơ. Không có lỗ này xăng không thể chảy vào động cơ. Tuy nhiên khi tắt máy, hơi xăng có thể theo lỗ này thoát ra gây ô nhiễm cho khí quyển.

Để hơi xăng không thể thoát ra môi trường, từ năm 1970 EPA quy định xe phải trang bị hệ thống kiểm soát hơi xăng (EVAP), hệ thống này sẽ thu hồi và xử lý hơi xăng, không để bay vào khí quyển.

Nếu hệ thống này bị hỏng, đèn check-engine cũng sẽ sáng lên.

9. Thay hệ thống hoàn lưu khí thải EGR và làm sạch ống xả

Hệ thống ERG

Khí trời chứa 21% Oxy và 78% Nitro, tỷ lệ này được gọi là khí giàu oxy. Nhiên liệu được trộn với khí giàu oxy khi cháy ở nhiệt độ cao trên 1.500 độ C sẽ sản sinh ra Oxit Nitơ (NOx) là loại khí độc hại. Để hạ thấp tỷ lệ NOx trong khí thải, phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, các nhà sản xuất ôtô phải sử dụng khí nghèo oxy (thấp hơn 21%) để cấp cho buồng đốt bằng việc sử dụng thiết bị EGR thu lại một lượng khí thải (Nitro, CO2 và hơi nước), lượng khí này được làm mát trước khi trộn lẫn với khí trời.

Khi EGR bị hỏng hoặc ống xả bị nghẹt, đèn check-engine sẽ bật sáng.

10. Ắc quy và bộ phận sạc điện bị hỏng
Ắc quy hỏng thường là do tuổi thọ, động cơ quá nóng, thời tiết nóng cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ ắc quy.

Ngoài ra còn mội số lỗi như:
Sau khi kiểm tra một số xe còn phát hiện bơm xăng yếu nên áp lực phun không đủ, xe đi bị giật, vòng tua máy không đủ. Trường hợp này phải thay cả bơm xăng.

Một số lỗi lại liên quan tới cảm biến chân ga, bơm dầu yếu, cảm khiến khí xả bẩn. Cá biệt có hiện tượng chuột cắn dây cảm biến làm hệ thống không nhận được các tín hiệu.
Hành động hợp lý nhất là mang xe tới các garage có máy quét lỗi để xác định và sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HYUNDAI ĐÔNG NAM Đại lý Số 1 Việt Nam theo đánh giá của nhà máy Chúng tôi tự hào là đại lý Hyundai có quy mô, truyền thống và bề dày kinh nghiệm hàng đầu toàn quốc hiện nay, cam kết mang lại những dịch vụ và sản phẩm chính hãng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng với giá thành tốt nhất.

Từ năm 2020 đến nay, 3 năm liên tiếp Hyundai Đông Nam được nhà máy Hyundai Thành Công Thương Mại bình chọn là đại lý số 1 toàn quốc về doanh số và mức độ hài lòng của khách hàng! >> Xem chi tiết

Địa chỉ: Trụ sở chính (3S): Km14, Quốc Lộ 1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội Chi nhánh Sơn La: Km11, Phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La, Tỉnh Sơn La Chi nhánh Hải Dương: Km50 + 700, QL5, TT.Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương (Đối diện khu công nghiệp Đại An)

Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Quý khách hàng

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://hyundaidongnam.com.vn là vi phạm bản quyền

Bạn đang xem bài viết: Lỗi Cá vàng, nguyên nhân và cách giải quyết. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Exciter 155 báo lỗi đèn vàng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô bạn thường thấy nhất.

Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe Ô Tô

Ý nghĩa các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô thường gặp

Các đèn báo lỗi trên ô tô: Ý nghĩa 64 ký hiệu và lưu ý cần biết

Bao nhiêu tài xế nắm rõ hết các loại đèn báo hiệu trên xe ô tô?

Đèn báo tam giác vàng chấm than trên xe đầu kéo howo a7

Contact Me on Zalo