4 loại hệ thống làm mát động cơ trên xe máy

Quá trình đốt nhiên liệu lấy năng lượng cho quá trình vận hành của xe máy khiến động cơ của xe máy bị nóng. Nếu tình trạng này kéo dài vừa làm giảm hiệu suất hoạt động của động cơ, vừa có thể gây phá hủy động cơ. Chính vì thế, để động cơ mát hơn, người ta đã chế tạo các hệ thống làm mát cho động cơ xe máy.

Tuy nhiên, không phải xe máy nào cũng sử dụng chung một loại hệ thống làm mát, có xe sử dụng hệ thống làm mát bằng gió, có xe sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch…

Vậy có những loại hệ thống làm mát nào trên xe máy? Cùng Websosanh tìm hiểu và cho mình câu trả lời chính xác nhất.

Hệ thống làm mát bằng gió trên xe máy

Hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức trên xe máy

Làm mát bằng gió là hệ thống làm mát động cơ cổ điển nhất được áp dụng trên xe máy. Khi đó, các bộ phận của động cơ sẽ được bố trí tại nơi thoáng, có thể hứng được nhiều luồng gió.

Bên cạnh đó, các bộ phận động cơ cũng được chế tạo với nhiều cánh tản nhiệt để tăng diện tích truyền nhiệt lên tối đa. Chính những cánh tản nhiệt trên vỏ máy tạo ra những vẻ thẩm mỹ ấn tượng cho các dòng xe máy này.

– Nhược điểm hệ thống làm mát bằng gió

Có thể nhận thấy rõ ràng là khi xe vận hành trên điều kiện đường đông đúc, tắc đường, hoặc dưới trời nắng nóng…thì khả năng tản nhiệt của động cơ là rất thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công suất cũng như khả năng vận hành của xe máy.

Đặc biệt đối với động cơ V cổ điển trên các dòng xe Cruiser sẽ gây ra hiện tượng giải nhiệt bất cân bằng giữa xi lanh phía trước và xi lanh phía sau. Điều này kéo dài một thời gian sẽ khiến 2 xi lanh có công suất không đồng đều, và ảnh hưởng đến cảm giác khi vận hành xe.

– Ưu điểm hệ thống làm mát bằng gió

Có thể thấy rõ ràng là chi phí chế tạo hệ thống tản nhiệt bằng gió gần như bằng 0, và như thế, giá thành của xe sẽ giảm tới mức tối đa.

Tuy nhiên, do những ảnh hưởng từ nhược điểm trên, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và sử dụng các chất liệu mới – những kim lọai có hệ số truyền nhiệt lớn như nhôm hay hợp kim nhôm, khối lượng không khí lưu thông qua diện tích làm mát phải lớn.

Hệ thống làm mát bằng gió tự nhiên chủ yếu được sử dụng trên những dòng xe cũ, đặc biệt là các dòng cruiser với hệ thống làm gió là một trong những nét đẹp không thể thiếu của các dòng xe máy này.

Hệ thống làm mát bằng gió cước bức

Là một biến thể của hệ thống làm mát bằng gió, nhưng được lắp thêm quạt hút gió trời vào động cơ.

Do động cơ được đặt ở vị trí tương đối kín, gió không thể luồn vào và làm mát hiệu quả nên người ta thiết kế thêm một quạt gió để hút khí trời vào làm mát động cơ. Thông thường, quạt gió này được dẫn động bởi chính trục khuỷu động cơ.

Hiện nay, hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức được sử dụng nhiều ở các xe Scooter hay gắn máy thông thường, hầu như ít gặp trên các xe mô tô phân khối lớn, kể cả cruiser lẫn các dòng sportbike.

Xem thêm Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống làm mát bằng không khí

Làm mát bằng nhớt

Hệ thống làm mát bằng nhớt trên một chiếc xe máy

Quá trình hoạt động của động cơ cần có sự có mặt của dầu nhớt để bôi trơn các bộ phận, làm giảm các ma sát, đồng thời bảo vệ động cơ tốt hơn. Chính vì thế, các nhà sản xuất nghĩ ra ý tưởng làm mát động cơ từ chính lượng nhớt này.

Két nhớt chính là nơi làm mát nhớt trước khi bôi trơn và làm mát động cơ rồi trở về carte nhớt. Két nhớ sẽ được làm mát bằng gió tự nhiên hoặc làm mát bằng gió cưỡng bức. Như thế, thay vì làm mát cả hệ thống động cơ, chỉ cần làm mát nhớt trong két nhớt.

Chính vì đóng vai trò quan trọng, nên việc không bảo dưỡng đúng cách các két nhớt có thể khiến cho két bị tắc và dẫn tới nhiều hệ lụy cho việc hoạt động của động cơ.

Hệ thống làm mát bằng nhớt chỉ thích hợp cho các lọai xe có dáng dấp hịên đại, cụ thể là các loại xe dòng Naked bike hay Sport bike cỡ nhỏ.

Làm mát bằng nuớc

Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước

Hệ thống làm mát bằng nước là hệ thống làm mát hiện đại nhất trên xe máy và các động cơ đốt trong cho tới thời điểm hiện tại.

Hệ thống làm mát dưới quy trình: nước làm mát được bơm qua vỏ động cơ và đưa ra két nước để tỏa nhiệt ra môi trường.

Động cơ được trang bị hệ thống làm mát bằng nước tuy có phức tạp và “khó chịu” hơn khi bảo trì bảo dưỡng nhưng hoạt động ổn định và tin cậy hơn hẳn, nhiệt độ vận hành luôn đạt mức tốt ưu để cho hiệu suất cao nhất.

Tuy nhiên, để đưa hệ thống làm mát bằng nước kích thước cồng kềnh vào một chiếc xe máy luôn tạo cho xe sự cồng kềnh, nên trên các dòng cruiser cổ điển hoặc các dòng xe máy số thì hệ thống làm mát bằng nước không mấy khi được sử dụng. Nhưng đối với các dòng xe mô tô phân khối lớn hiện đại, thì hệ thống làm mát bằng nước không thể không có mặt, vì động cơ của những chiếc xe này đòi hỏi phải có hiệu quả làm mát tốt như của các dòng hệ thống làm mát bằng dung dịch này.

Xem thêm Hệ thống làm mát bằng dung dịch hoạt động như thế nào

Hệ thống làm mát kết hợp gió – nước

Hệ thống làm mát trên một chiếc xe

Ở hệ thống làm mát bằng nước, đường nước làm mát vẫn tuần tự đi qua vỏ xi lanh 1 rồi mới đến 2, 3…trong khi khi hoạt động, nhiệt độ tạo ra ở các xi lanh là gần như bằng nhau. Như vậy, bạn có thể thấy rằng, sau khi đi qua xi lanh thứ nhất, nước đã nóng 1 phần, rồi đi qua xi lanh 2, nước nóng thêm 1 phần nữa…cứ như thế, điều đó có nghĩa là xi lanh cuối cùng sẽ hứng nước nóng nhất, và gần như không mấy có khả năng hạ nhiệt.

Như vậy, cũng như hệ thống làm mát bằng gió tự nhiên, hoạt động trong thời gian dài, các dòng xe máy sử dụng hệ thống làm mát bằng nước sẽ gặp phải tình trạng bất cân bằng trong hoạt động giữa các xi lanh.

Chính vì thế, người ta nghĩ ra một giải pháp là kết hợp hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống làm mát bằng gió.

Ở hệ thống làm mát kết hợp giữa gió và nước, động cơ vẫn có được cấu tạo với các cánh tản nhiệt bên ngoài và trang bị dàn áo nước làm mát bên trong. Điều này cho phép các xi lanh nằm phía trước đã được làm mát một phần không nhỏ bằng không khí, khi đó, nước chỉ nóng lên rất ít khi đi qua các xi lanh này, và do đó, vẫn đảm bảo hạ nhiệt tốt cho xi lanh cuối cùng mà nước làm mát đi qua.

Hệ thống làm mát kết hợp được sử dụng nhiều trên các dòng xe cruiser hiện đại mà đặc trưng nhất là các dòng xe PKL.

Trên đây là các hệ thống làm mát xe máy thông dụng, mong rằng với những thông tin này bạn đã nắm được có những loại hệ thống làm mát nào trên xe máy và sử dụng hệ thống làm mát nào là tốt nhất cho xe của mình.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Bạn đang xem bài viết: 4 loại hệ thống làm mát động cơ trên xe máy. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Hệ thống làm mát là gì? Tổng hợp 5 thông tin bạn cần biết

Phân loại hệ thống làm mát trong sửa chữa máy xúc, sửa chữa máy công trình.

Làm mát máy biến áp và các phương pháp làm mát

3 loại gas điều hoà phổ biến

Sửa chữa máy xúc – Lỗi trong hệ thống làm mát

Quạt ly tâm hút khói khí thải BẢNG GIÁ mới nhất 2024

Phân loại mạng lưới điện truyền tải

Có bao nhiêu hệ thống làm mát động cơ được trang bị trên xe máy?

Contact Me on Zalo