Tách làn đường cho xe máy giúp giảm tai nạn và ùn tắc giao thông

Điều này tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra va chạm giữa các phương tiện. Giải pháp tách làn đường riêng dành cho xe máy đang được cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất nhằm góp phần giảm tai nạn giao thông (TNGT), hạn chế ùn tắc giao thông.

left
center
right
del
Đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) được đánh giá có đủ bề rộng để tổ chức phân tách làn đường dành cho xe máy. Ảnh: LÊ HIẾU

Theo nghiên cứu của Dự án xây dựng chiến lược an toàn giao thông (ATGT) với xe máy do Quỹ hội nhập Nhật Bản-ASEAN tài trợ, Việt Nam đang đứng đầu các nước ASEAN về tỷ lệ xe máy trên tổng số phương tiện cơ giới đường bộ. Từ năm 1990 đến năm 2018, số lượng xe máy ở Việt Nam tăng khoảng 48 lần, từ hơn 1,2 triệu xe lên hơn 50 triệu xe. Dự báo, giai đoạn 2018-2021, số xe máy theo đăng ký sẽ tăng thêm 1,12 triệu xe và số lượng xe máy trong lưu thông tăng khoảng 1,15 triệu xe. Nghiên cứu từ các vụ TNGT liên quan đến xe máy cho thấy, nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn là do đi không đúng làn đường, phần đường, chuyển hướng không đúng quy định, không chấp hành quy định về tốc độ…

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu một số giải pháp để giảm TNGT liên quan đến xe máy gồm cả giải pháp về thể chế và tổ chức giao thông. Theo ý kiến một số chuyên gia, đối với các tuyến đường trong đô thị hoặc quốc lộ đủ điều kiện nên phân tách làn đường dành riêng cho xe máy. Ông Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, tại một số nước như Thái Lan, Malaysia, khi triển khai làn đường dành riêng cho xe máy đã giảm gần 40% số vụ va chạm giao thông và giảm 83% số người chết do TNGT. Hiện nay, tại Việt Nam số vụ TNGT liên quan đến xe máy chiếm khoảng 70%; rủi ro đối với người đi xe máy là lớn nhất trong môi trường có nhiều ô tô, đặc biệt, khi lưu thông với tốc độ cao, xe máy gặp va chạm sẽ dẫn đến chấn thương và nguy cơ tử vong cao.

Theo ông Trần Hữu Minh, giải pháp phân tách làn đường giao thông giữa xe máy với các phương tiện khác không phải là đề xuất mới. Ngay từ năm 2011, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương tại những nơi có thể cần triển khai sớm làn đường dành cho xe máy. Tuy nhiên, công tác tổ chức giao thông cần phải được thực hiện trong bối cảnh không gian, tuyến đường, khu vực cụ thể. Ví dụ, trên quốc lộ, nếu bề rộng mặt cắt cho phép thì giải pháp tối ưu là phân cách cứng. Trong khu vực nội đô ở các thành phố, không nhất thiết phải sử dụng dải phân cách cứng, có thể là dải phân cách nhựa di động, linh hoạt hoặc sơn vạch liền, biển báo hướng dẫn. Thực tế hiện nay ở nước ta đã có nhiều địa phương triển khai thành công làn đường dành riêng cho xe máy, như tại TP Hồ Chí Minh trên nhiều trục hướng tâm vào thành phố đã phân tách làn không gian dành cho xe máy với làn cho ô tô bằng dải phân cách cứng, giúp người đi xe máy cảm thấy an toàn hơn. Một số tuyến đường, trục chính vào trung tâm TP Hà Nội như đường Võ Chí Công, đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Trãi có đủ bề rộng để tổ chức giao thông phân làn xe máy hiệu quả.

Để triển khai giải pháp này một cách rộng rãi, ý kiến chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thiết kế làn xe máy và tiêu chuẩn làn đường dành cho xe máy. Khi có hướng dẫn, các địa phương sẽ biết cần dùng dải phân cách cứng hay mềm, có thông số kỹ thuật làm căn cứ xây dựng dự toán, quyết toán, nghiệm thu bảo trì và đưa ra phương án phù hợp với từng tuyến đường ở từng khu vực.

MẠNH HƯNG

Bài viết do Hyundai Kon Tum tổng hợp nếu bạn thấy bài viết cung cấp nội dung hữu ích đến với người đọc hãy giúp chúng tôi chia sẻ nội dung bài viết.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Phân làn oto ,xe máy

Tách làn đường riêng cho xe máy, có khả thi?

Làn đường dành cho xe tải và mức xử phạt lỗi xe tải đi sai làn

Xe máy được đi làn nào trên cao tốc?

Xe máy, đứng chờ đèn đỏ làn nào cho đúng?

TP.HCM mở rộng làn đường dành cho xe máy trên cầu Sài Gòn

Đường 2 làn xe máy đi làn nào là đúng, đi sai phạt bao nhiêu?

Contact Me on Zalo