Đề xuất điều chỉnh phí sử dụng đường bộ với ô tô

Đề xuất điều chỉnh phí sử dụng đường bộ với ô tô

(Dân trí) – Bộ Tài chính đề xuất mức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng cho ô tô (trừ xe của lực lượng quốc phòng, công an) chia làm 8 nhóm theo tải trọng và ghế ngồi của xe, từ 130.000 – 1.430.000 đồng/tháng.

Hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Tờ trình của Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) cho biết, tháng 11/2021 Quốc hội ban hành Nghị quyết 40/2021 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022, giao Chính phủ quy định cụ thể việc thu, nộp và sử dụng phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô thống nhất trong cả nước; thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô theo tỷ lệ tương ứng là 65% và 35% để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2047 về việc dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cụ thể việc thu, nộp và quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô thống nhất trong cả nước, bao gồm cả đường bộ thuộc Trung ương quản lý và đường bộ thuộc địa phương quản lý.

Vì vậy, Bộ Tài chính khẳng định việc xây dựng dự thảo nghị định này là cần thiết.

Đề xuất điều chỉnh phí sử dụng đường bộ với ô tô - 1

Biên lai thu phí sử dụng đường bộ (Ảnh minh họa).

Dự thảo đề xuất mức thu phí áp dụng cho ô tô (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an) chia làm 8 nhóm theo tải trọng và ghế ngồi của xe, từ 130.000 – 1.430.000 đồng/tháng.

Xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an chia làm 2 nhóm: Xe ô tô con mức 1.000.000 đồng/năm; xe tải, xe khách: 1.500.000 đồng/năm (phí sử dụng đường bộ nộp cho xe ô tô của công an, quốc phòng do ngân sách nhà nước đảm bảo).

Về cách tính và thu phí, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nộp phí cho toàn bộ xe ô tô mình quản lý 1 lần/năm. Xe ô tô còn lại nộp theo chu kỳ đăng kiểm, theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp doanh nghiệp có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng trở lên.

Cơ quan nhà nước quản lý giao thông đường bộ được để lại 1,2% tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Các trung tâm đăng kiểm thu phí nộp về Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thu phí để Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp và khai, nộp phí vào ngân sách nhà nước.

Các trung tâm đăng kiểm được để lại 1,32% tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp trung tâm đăng kiểm thuộc doanh nghiệp thì tiền phí để lại là doanh thu của trung tâm, trung tâm khai, nộp thuế theo quy định.

Đáng chú ý, dự thảo nghị định không quy định về in và phát hành vé “phí đường bộ toàn quốc” vì vé này để phục vụ cho mục đích xe ô tô của lực lượng quốc phòng, an ninh khi lưu thông qua các trạm thu phí BOT trên toàn quốc được miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Việc quy định chứng từ miễn phí BOT thuộc Bộ GTVT.

Bộ Tài chính cũng đề xuất điều chỉnh tên một số loại xe chuyên dùng thuộc lực lượng công an, quốc phòng cho phù hợp với thực tế.

Đối với xe ô tô chuyên dùng phục vụ quốc phòng, bổ sung thêm đối tượng thuộc trường hợp miễn phí gồm: Xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng.

Đối với xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc công an nhân dân thì bổ sung đối tượng miễn phí là “xe ô tô chuyên dùng khác của Bộ Công an”.

Đảm bảo không tham gia sử dụng đường bộ thì không phải nộp phí

Theo phân tích của Bộ Tài chính, mạng lưới đường bộ Việt Nam đang khai thác có chiều dài 668.750 km. Hằng năm, số tiền phí sử dụng đường bộ thu được khoảng 9.000 tỷ đồng; ngân sách nhà nước phải cấp bổ sung khoảng 3.000 tỷ đồng/năm để phục vụ công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, số tiền này mới đảm bảo khoảng 40% nhu cầu chi cho hoạt động bảo trì đường bộ.

Vì vậy, việc thu phí sử dụng đường bộ góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư duy tu, bảo trì hệ thống giao thông đường bộ; phục vụ cho hoạt động lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân…

Đề xuất điều chỉnh phí sử dụng đường bộ với ô tô - 2

Bộ Tài chính đề xuất mức thu phí áp dụng cho ô tô (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an) chia làm 8 nhóm theo tải trọng và ghế ngồi của xe, từ 130.000 – 1.430.000 đồng/tháng.

Quy định miễn phí sử dụng đường bộ cho một số đối tượng ưu tiên (xe cứu thương, cứu hỏa, tang lễ,…) góp phần đảm bảo thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, quy định các trường hợp không chịu phí đối với một số trường hợp xe không sử dụng đường bộ trong thời gian nhất định đảm bảo tính công bằng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia giao thông: Tổ chức, cá nhân phải nộp phí khi sử dụng ô tô tham gia giao thông; trường hợp tổ chức, cá nhân không tham gia sử dụng đường bộ thì không phải nộp phí.

Bài viết do Hyundai Kon Tum tổng hợp nếu bạn thấy bài viết cung cấp nội dung hữu ích đến với người đọc hãy giúp chúng tôi chia sẻ nội dung bài viết.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Mua tem nộp phí sử dụng đường bộ ở đâu hiện nay?

Không đóng phí bảo trì đường bộ có bị phạt không?

Tin tức, sự kiện liên quan đến phi bao tri duong bo

Bỏ Quỹ bảo trì đường bộ vẫn phải đóng phí

Đóng phí đường bộ dành cho xe gắn máy 2 bánh từ 1/11/2014

Đóng phí đường bộ xe ô tô online thế nào?

Hết hạn phí đường bộ có bị phạt không? Mức Phí Đường bộ ? – Đăng Kiểm Sài Gòn

Contact Me on Zalo