Khi di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km

Khi di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển xe ô tô không được chạy quá bao nhiêu km/h?

Theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau:

– Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

– Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Theo đó, tốc độ tối đa cho phép khi di chuyển trên đường cao tốc đối với người điều khiển xe ô tô là 120 (km/h).

Lưu ý: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Khi đặt biển báo hạn chế tốc độ tại các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, trị số tốc độ trên biển tối thiểu là bao nhiêu?

Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 15 Thông tư 06/2023/TT-BGTVT) như sau:

– Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.

Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.

– Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

– Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:

+ Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường;

+ Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);

+ Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;

+ Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, bao gồm:

+ Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc;

+ Cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc);

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Tóm lại, tốc độ tối đa cho phép khi di chuyển trên đường cao tốc đối với người điều khiển xe ô tô là 120 (km/h).

Lưu ý: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Bài viết do Hyundai Kon Tum tổng hợp nếu bạn thấy bài viết cung cấp nội dung hữu ích đến với người đọc hãy giúp chúng tôi chia sẻ nội dung bài viết.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Biển Báo Đường Cao Tốc Phía Trước W.238

Tranh cãi ý nghĩa biển phân làn tốc độ trên cao tốc

Biển báo chỉ dẫn đường cao tốc theo QCVN 41:2019/BGTVT

Những ‘hiện tượng lạ’ trên cao tốc

Tốc độ cho phép trên đường cao tốc I.439

Biển báo trên đường cao tốc: Tây và Ta

Nhiều người đi xe máy vào đường cao tốc rồi biện minh “đi theo Google maps”

Contact Me on Zalo