Có nên độ giảm xóc ô tô không? Cần lưu ý gì khi độ?

Bộ phận giảm xóc ô tô được thiết kế ra nhằm hấp thụ các dao động và dằn xóc ở mặt đường, từ đó giúp xe chạy ổn định hơn và êm ái hơn. Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng xe và bộ giảm xóc, độ giảm xóc chính là phương pháp được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên có nên độ giảm xóc ô tô hay không vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây của Thuận Ý sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh câu hỏi đó.

Có nên độ giảm xóc ô tô hay không?

Nên hay không độ giảm xóc sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của bạn. Điều này xuất phát từ sở thích, nhu cầu sử dụng và mong muốn trải nghiệm của mỗi người.

Một số trường hợp chủ xe quyết định độ giảm xóc cho xe hơi thường gặp như:

Tăng khả năng vận hành của xe:

Bạn có thể lựa chọn độ giảm xóc cho ô tô để làm mới cho bộ giảm xóc nếu bạn muốn xe của mình vận hành êm ru, mang đến cảm giác thoải mái và an toàn nhất khi ngồi trong xe.

Xe đã đi khoảng 20.000km:

Có một số dòng xe khi đi được quãng đường khoảng 20.000 km thì hệ thống giảm xóc đã bị hao mòn đi. Thêm vào đó khả năng hấp thụ rung xóc cũng sẽ bị giảm đi. Nếu vẫn giữ bộ giảm xóc cũ thì khi đi xe bạn sẽ gặp phải nhiều rung lắc mạnh mỗi lần đi qua những địa hình xấu.

Giảm xóc chảy dầu

Nếu hiện tượng chảy dầu ở hệ thống giảm xóc xuất hiện có nghĩa là bộ phận giảm xóc đã bị hỏng. Do vậy trong trường hợp này bạn cần mang xe ra các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay thế kịp thời giảm xóc để bảo đảm sự an toàn và thoải mái cho quá trình di chuyển.

Nâng cao độ bề cho xe và an toàn cho người lái

Một bộ giảm xóc chất lượng sẽ giúp giảm các tác động vật lý khi xe di chuyển trên những con đường không bằng phẳng, nhiều chướng ngại vật, đường xấu, đang thi công… Nhờ đó tăng độ bền, hạn chế hư hỏng ngoại thấy, bộ phận, linh kiện của phương tiện. Đồng thời tránh được những tình huống nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho tài xế.

Độ giảm xóc ô tô tăng tính thẩm mỹ

Các mẫu bộ độ giảm xóc cho xe hơi không chỉ giúp xe vận hành êm ái, mượt mà hơn và có được thiết kế cá tính, sành điệu. Dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng chúng lại vô cùng nổi bật, tạo nên vẻ đẹp ấn tượng, chất chơi cho chiếc xế yêu của bạn.

Một số lưu ý khi độ giảm xóc cho xe

Từ những lợi ích mà hệ thống giảm xóc đem lại có thể thấy đây là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ chiếc xe nào. Và để đảm bảo hệ thống giảm xóc hoạt động ổn định, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau.

Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh sau những chuyến đi

Giống với các loại thiết bị cơ khí khác, hệ thống giảm xóc trên xe ô tô cũng có các mốc thời gian cần bảo dưỡng và thay thế. Với những ai chỉ di chuyển trên những cung đường bằng phẳng, ít bị va đập nhiều thì quãng đường để thay bộ phuộc nhún là 140.000 km.

Đối với những ai sử dụng xe và phải thường xuyên đi qua những cung đường xấu, gồ ghề thì khi đi được quãng đường 80.000 km sẽ cần thay thế. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý thường xuyên xịt rửa bùn đất để đảm bảo tính năng giảm xóc được hoạt động hiệu quả.

Lựa chọn bộ phuộc nhún phù hợp với xe

Trên thị trường hiện nay các bộ phuộc nhún rất đa dạng về chủng loại. Mỗi một sản phẩm sẽ có thiết kế, khối lượng, chất liệu, giá thành và ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy trước khi chọn bộ giảm xóc cho xe bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về mức độ tương thích với xe.

Nên chọn bộ độ giảm xóc ô tô được làm bằng chất liệu cao su được xen kẽ với các lớp thép và dù. Giúp xe có thể di chuyển và hoạt động với trọng lượng linh hoạt và giảm xóc tối ưu.

Việc độ giảm xóc ô tô là điều cần thiết và nên làm nếu bạn muốn chiếc xe của mình vận hành một cách êm ái và thoải mái nhất có thể. Hãy liên hệ với Thuận Ý để được tư vấn, cung cấp báo giá chi tiết, cụ thể nhé!

Bài viết do Hyundai Kon Tum tổng hợp nếu bạn thấy bài viết cung cấp nội dung hữu ích đến với người đọc hãy giúp chúng tôi chia sẻ nội dung bài viết.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Các Loại Giảm Xốc Ô Tô Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay

Bộ phận giảm chấn ô tô: Cấu tạo, phân loại & Nguyên lý hoạt động

Độ giảm xóc ô tô

Giảm xóc ô tô và những cấu tạo đặc biệt ẩn chứa!

Khi nào nên thay giảm xóc ô tô? Ưu & nhược điểm của thay mới giảm xóc

Cấu tạo giảm xóc ô tô, có những loại giảm xóc nào?

Hiểu rõ về phuộc xe máy, cấu tạo, nguyên lý và dấu hiệu hư hỏng phuộc

Contact Me on Zalo