Lý thuyết ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì>


Lý thuyết ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì>

Đối với thấu kính phân ki:

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán – Văn – Anh – Lí – Hóa – Sinh – Sử – Địa – GDCD

I – ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ

– Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

– Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần.

– Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật.

Ảnh của vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo.

II – CÁCH DỰNG ẢNH

1. Cách dựng ảnh qua thấu kính phân kì

– Muốn dựng ảnh \(A’B’\) của \(AB\) qua thấu kính (\(AB\) vuông góc với trục chính, \(A\) nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh \(B’\) của \(B\) bằng cách vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ \(B’\) hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh \(A’\) của \(A\).

+ Từ điểm B vẽ tia song song với trục chính của thấu kính thu được tia ló đi qua có phần kéo dài đi qua tiêu điểm \(F’\) (tiêu điểm ảnh của thấu kính phân kì)

+ Từ điểm B vẽ tiếp tia đi qua quang tâm O của thấu kính thu được tia ló truyền thẳng qua O

+ Giao điểm của hai tia trên là điểm B’ ảnh của điểm B. Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính của thấu kính => điểm A’

2. Công thức thấu kính phân kì

– Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\frac{h}{{h’}} = \frac{d}{{d’}}\)

– Quan hệ giữa \(d,d’\) và \(f\): \(\frac{1}{f} = \frac{1}{{d’}} – \frac{1}{d}\)

Trong đó:

+ \(h\): chiều cao của vật

+ \(h’\): chiều cao của ảnh

+ \(d\): khoảng cách từ vật đến thấu kính

+ \(d’\): khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

+ \(f\): tiêu cự của thấu kính

Tổng quát lại công thức cho cả thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì:

\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d’}}\)

Quy ước dấu:

+ Thấu kính hội tụ:\(f > 0\)

+ Thấu kính phân kì: \(f < 0\)

+ Ảnh là ảnh thật: \(d’ > 0\)

+ Ảnh là ảnh ảo: \(d’ < 0\)

+ Vật là vật thật: \(d > 0\)

Trong đó:

+ \(d\): khoảng cách từ vật đến thấu kính

+ \(d’\): khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

+ \(f\): tiêu cự của thấu kính

Sơ đồ tư duy về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

  • Bài C1 trang 122 SGK Vật lí 9
  • Bài C2 trang 122 SGK Vật lí 9
  • Bài C3 trang 122 SGK Vật lí 9
  • Bài C4 trang 122 SGK Vật lí 9
  • Bài C5 trang 123 SGK Vật lí 9

>> Xem thêm

Các bài khác cùng chuyên mục

  • STEM – Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
  • Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 – 2021 trường THCS Gia Thụy
  • Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 – 2021 Phòng GD – ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
  • Đề số 4 – Đề kiểm tra học kì 2 – Vật lí 9
  • Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 – Đề số 03 có lời giải chi tiết
  • STEM – Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
  • Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 – 2021 trường THCS Gia Thụy
  • Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 – 2021 Phòng GD – ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
  • Đề số 4 – Đề kiểm tra học kì 2 – Vật lí 9
  • Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 – Đề số 03 có lời giải chi tiết

Bài viết do Hyundai Kon Tum tổng hợp nếu bạn thấy bài viết cung cấp nội dung hữu ích đến với người đọc hãy giúp chúng tôi chia sẻ nội dung bài viết.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Thấu kính phân kì là loại thấu kính A. có phần rìa dày hơn phần giữa….

Vật lý 9 Bài 29: Bài tập khúc xạ và thấu kính

thấu kính hội tụ Tiếng Anh là gì

Giải bài tập Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì

Thấu kính

Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11

Thấu kính phân kì là gì? Đặc điểm, cách vẽ, ứng dụng & bài tập (Vật lý 9)

Contact Me on Zalo