Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200

Hiện nay, có một số trường hợp các chủ thể cần tìm hiểu về Mẫu bảng cân đối tài khoản. Để hiểu rõ thêm về loại biểu mẫu này, mời bạn đọc theo dõi bài viết về Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 cùng với ACC:

Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200

1. Mẫu bảng cân đối tài khoản theo Thông tư 200

Thông tư 200/2014/TT-BTC không quy định về mẫu bảng cân đối tài khoản như Thông tư 133/2016/TT-BTC mà chỉ có quy định về bảng cân đối số phát sinh như sau:

Đơn vị:……………………

Địa chỉ:…………………..

Mẫu số S06-DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Bảng cân đối số phát sinh

Tháng… năm …

Số hiệu Tên Số dư đầu tháng Số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng
tài khoản tài khoản kế toán Nợ Nợ Nợ
A B 1 2 3 4 5 6
Tổng cộng
Ngày….. tháng…. năm …….
Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Bạn đọc có thể xem và tải biểu mẫu ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây: phụ lục 4 TT 200.2014

2. Hướng dẫn lập bảng Cân đối số phát sinh

Trước khi lập Bảng cân đối số phát sinh phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

Số liệu ghi vào Bảng cân đối số phát sinh chia làm 2 loại:

– Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2 Số dư đầu tháng), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối tháng), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

– Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

– Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 2 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.

– Cột 1, 2- Số dư đầu tháng: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (Số dư đầu kỳ báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối tháng” của Bảng Cân đối số phát sinh kỳ trước.

– Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu tháng” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.

– Cột 5,6 “Số dư cuối tháng”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu tháng (cột 1, 2), số phát sinh trong tháng (cột 3, 4) trên Bảng cân đối số phát sinh tháng này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh tháng sau.

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối số phát sinh. Số liệu trong Bảng cân đối số phát sinh phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) Tổng số dư Có (cột 6).

Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong bảng cân đối số phát sinh, Bảng cân đối số phát sinh còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài bảng cân đối số phát sinh.

Xem thêm: Dịch vụ lập bảng cân đối kế toán cập nhật 2022

3. Câu hỏi thường gặp

1. Mẫu bảng cân đối số phát sinh dùng để làm gì?

Bảng cân đối số phát sinh nhằm mục đích phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh sẽ là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính

2. Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn, soạn thảo Mẫu bảng cân đối số phát sinh không?

Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Công ty Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn, soạn thảo Mẫu bảng cân đối số phát sinh với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.

3. Chi phí dịch vụ tư vấn, soạn thảo Mẫu bảng cân đối số phát sinh của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Điều này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Xem thêm: Hệ thống sổ sách tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Việc tìm hiểu về Mẫu bảng cân đối số phát sinh sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

Bài viết do Hyundai Kon Tum tổng hợp nếu bạn thấy bài viết cung cấp nội dung hữu ích đến với người đọc hãy giúp chúng tôi chia sẻ nội dung bài viết.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Hướng dẫn trộn bê tông đúng tỷ lệ theo định mức chuẩn

200 đô là bao nhiêu tiền Việt Nam ở thời điểm hiện tại?

Download mẫu bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 mới nhất

Để lát sàn một căn phòng, người ta dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm

[ THẮC MẮC ] 200g Bằng Bao Nhiêu Kg ? ✅

GIÁ XÂY TÔ TƯỜNG 100 200 VẬT TƯ VÀ NHÂN CÔNG BAO NHIÊU MỘT MÉT VUÔNG ?

Mẫu bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 file Excel mới nhất hiện nay?

Contact Me on Zalo