Vật lý 9 Bài 29: Bài tập khúc xạ và thấu kính

Table of Contents

I. Thấu kính hội tụ – phân kỳ

* Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính

* Thấu kính phân kì là thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính phân kì thì chùm tia ló sẽ phân kì.

* Thấu kính hội tụ F/ ở sau thấu kính

* Thấu kính phân kì F/ ở trước thấu kính

1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Một vật ở trước thấu kính hội tụ, ảnh của vật qua thấu kính:

Có thể là ảnh thật, ngược chiều với vật

Là ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật

* Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ:

Khi d > 2f

Khi d <f

2. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

Một vật ở trước thấu kính phân kì, ảnh của vật qua thấu kính:

Là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật

* Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì:

II. Cách giải các dạng bài tập thường gặp

1. Dạng 1

Vẽ đường truyền tia sáng qua thấu kính, vẽ ảnh của vật qua thấu kính.

Phương pháp:

*Để dựng ảnh của S’ của điểm S qua thấu kính ta dùng các tia sáng sau:

– Tia tới quang tâm, tia ló truyền thẳng qua thấu kính

– Tia tới song song trục chính, tia ló truyền thẳng qua tiêu điểm

– Tia tới qua tiêu điểm F’

– Tia tới qua tiêu điểm F’ thì tia ló song song trục chính.

( chỉ cần 2 trong 3 tia xuất phát từ S thì tia ló sẽ đồng quy tại S’).

Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, ta dựng ảnh của B’ của B qua thấu kính trước. Từ B’ ta kẻ vuông góc xuống trục chính ta được A’ là ảnh của A. Vậy A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính.

2. Dạng 2

Tìm vị trí, chiều cao và các tính chất khác của ảnh tạo bởi qua thấu kính.

Phương pháp:

Sử dụng các tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.

Sử dụng các tính chất của tam giác đồng dạng và đường trung bình của tam giác để xác định các yếu tố còn thiếu.

Dựa vào hình vẽ, xác đinh tia tới và tia khúc xạ, góc tới và góc khúc xạ

Thông qua vẽ đường truyền tia sáng đi tới mặt phân cách giữa hai môi trường để xác định tia khúc xạ

So sánh đường truyền ánh sáng khi qua hai môi trường khác nhau, mối liên hệ tia tới và tia khúc xạ trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng

– Khi tia tới xiên góc với mặt phân cách:

+ Tia sáng truyền từ không khí sang một môi trường trong suốt rắn hoặc lỏng thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

+ Tia sáng truyền được trong môi trường trong suốt rắn hoặc lỏng ra không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới

III. Bài tập luyện tập Bài tập khúc xạ – thấu kính của trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

Câu 1:Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là

A. 12,5cm.

B. 25cm.

C. 37,5cm.

D. 50cm.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 1B

Câu 2: Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì:

A. tia tới song song trục chính.

B. tia tới có hướng qua tiêu điểm (cùng phía với tia tới so với thấu kính).

C. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính).

D. tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 2C

Câu 3:Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là

A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.

D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 3B

Câu 4: Khi đặt trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì

A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách.

B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên trang sách.

C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên trang sách.

D. không quan sát được ảnh của dòng chữ trên trang sách.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 4A

Câu 5: Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính

A. ở tại quang tâm.

B. ở sau và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

C. ở trước và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

D. ở rất xa so với tiêu điểm.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 5C

Câu 6: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ

A. chúng cùng chiều với vật.

B. chúng ngược chiều với vật.

C. chúng lớn hơn vật.

D. chúng nhỏ hơn vật.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 6C

Câu 7:Nếu đưa một vật ra thật xa thấu kính phân kỳ thì ảnh của vật

A. di chuyển gần thấu kính hơn.

B. có vị trí không thay đổi.

C. di chuyển ra xa vô cùng.

D. cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 7D

Câu 8: Vật AB hình mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một dụng cụ quang học cho ảnh A’B’ như hình vẽ sau. Dụng cụ quang học đó là

A. Thấu kính hội tụ.

B. Thấu kính phân kì.

C. Gương phẳng.

D. Kính lúp .

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 8B

Câu 9:Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi

A. OA < f.

B. OA=f .

C. OA >f.

D. OA = 2f.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 9D

Câu 10: Máy ảnh gồm các bộ phận chính:

A. Buồng tối, kính màu, chỗ đặt phim.

B. Buồng tối, vật kính, chỗ đặt phim.

C. Vật kính, kính màu, chỗ đặt phim.

D. Vật kính, kính màu, chỗ đặt phim, buồng tối.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 10B

Câu 11: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 11B

Câu 12: Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng

A. từ điểm cực cận đến mắt.

B. từ điểm cực viễn đến vô cực.

C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. từ điểm cực viễn đến mắt.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 12C

Câu 13: Sự điều tiết mắt là sự thay đổi

A. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.

B. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật cùng chiều với vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.

C. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật lớn hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.

D. Vị trí của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 13D

Câu 14: Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là

A. Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.

B. Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.

C. Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 14B

Câu 15: chọn câu phát biểu đúng:

A. Mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

B. Mắt cận nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.

C. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

D. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 15A

Câu 16: Mắt cận cần đeo loại kính

A. phân kỳ để nhìn rõ các vật ở xa.

B. hội tụ để nhìn rõ các vật ở xa.

C. phân kỳ để nhìn rõ các vật ở gần.

D. hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 16A

Câu 17: Mắt cận có điểm cực viễn

A. ở rất xa mắt.

B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 17C

Câu 18:Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?

A. Kính lúp có số bội giác G = 5.

B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5.

C. Kính lúp có số bội giác G = 6.

D. Kính lúp có số bội giác G = 4.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 18C

Câu 19:Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 19D

Câu 20: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là

A. f = 5m.

B. f = 5cm.

C. f = 5mm.

D. f = 5dm.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 20B

Câu 21: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.

B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

C. đặt vật sát vào mặt kính.

D. đặt vật bất cứ vị trí nào.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 21B

Câu 22: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì:

A. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x.

B. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.

C. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x.

D. Không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 22B

Câu 23: Số bội giác của kính lúp

A. càng lớn thì tiêu cự càng lớn.

B. càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ.

C. và tiêu cự tỉ lệ thuận.

D. càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ.

ĐÁP ÁN

Chọn câu : 23D

GV: LÊ THỊ MỘNG TRINH

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

Bài viết do Hyundai Kon Tum tổng hợp nếu bạn thấy bài viết cung cấp nội dung hữu ích đến với người đọc hãy giúp chúng tôi chia sẻ nội dung bài viết.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Thấu kính phân kì là loại thấu kính A. có phần rìa dày hơn phần giữa….

thấu kính hội tụ Tiếng Anh là gì

Giải bài tập Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì

Lý thuyết ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì>

Thấu kính

Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11

Thấu kính phân kì là gì? Đặc điểm, cách vẽ, ứng dụng & bài tập (Vật lý 9)

Contact Me on Zalo