6 điểm khác biệt lớn giữa xe ô tô số sàn và số tự động

Ngay cả các lái xe có kinh nghiệm về sử dụng ô tô nhưng chỉ dùng một loại xe ô tô số sàn hoặc số tự động. Nên khi cầm lái chiếc xe còn lại thường bị lóng ngóng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mọi bác tài cần nắm rõ 6 điểm khác biệt .Chính giữa hai loại xe số sàn và số tự động này.

1. Số ô tô sàn có chân côn, số tự động thì không.

Một trong 6 điểm khác biệt lớn giữa xe ô tô số sàn và số tự động nằm ở chân côn – bộ phận ngắt kết nối giữa trục sơ và thứ cấp của hộp số để giúp lái xe sang số. Đối với xe ô tô dùng số sàn, cần ngắt côn để sang số.

Tuy nhiên, với xe số tự động, chân côn được thiết kế “tự động”. Điều này có nghĩa là lái xe không cần sử dụng, do đó, chân côn sẽ biến mất. Các bộ phận còn lại chỉ là còn chân phanh và chân ga.

Tóm lại, xe dùng số sàn có 03 bàn đạp còn số tự động chỉ có 02 bàn đạp. Thực tế, ở một số xe số tự động, ở vị trí chân côn, các nhà sản xuất ô tô sẽ đặt bàn đạp phanh đỗ (hay còn gọi là phanh tay).

2. Số sàn lái bằng cả 02 chân, số tự động lái bằng 01 chân.

Với xe ô tô số sàn: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái đạp côn

Với xe ô tô số tự động: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái không sử dụng.

Một số lái xe quen với số sàn nên khi lái xe số tự động cũng sử dụng 02 chân để điều khiển: Chân trái phanh và chân phải côn. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô cho biết đây là cách lái sai bởi khi xảy ra tình huống khẩn cấp, lái xe đạp cả 2 chân khiến khó dừng xe hơn. Hơn nữa, lái xe số tự động bằng 02 chân chỉ dùng cho các tay đua hay những người chuyên off-road để tận dụng sức kéo của động cơ.

3. Chuyển số.

Với xe số sàn: Lái xe sẽ tự chuyển số từ thấp lên cao 1,2,3… hoặc ngược lại 6,5,4…

Với xe số tự động: Lái xe chỉ đạp xe, xe tự động lên/xuống số khi đạt tốc độ phù hợp. Bên cạnh đó, để tăng an toàn khi đổ đèo và tăng cảm hứng vận hành, nhà sản xuất đã bổ sung thêm cho các xe số tự động chức năng số thể thao (số tay (+/-)) hay các số cấp thấp gồm D3, 2, 1, L. Lái xe có thể chuyển cần số theo ý muốn ở tốc độ phù hợp.

4. Vị trí P trên xe số tự động

Vị trí P để đỗ chỉ xuất hiện trên xe số tự động, trong khi xe số sàn không có chức năng này. Khi gạt cần số tự động về vị trí P, lúc này trong hộp số sẽ có một bánh răng cóc để giữ cho hộp số không quay. Điều này có nghĩa là xe không thể lăn bánh.

Với xe số sàn, khi đỗ ở dốc cao, ngoài kéo phanh tay và chèn bánh, lái xe phải đẩy cần số về số chạy (1, 2, 3…) chứ không để ở vị trí N. Bởi nếu xe bị trôi, hộp số cũng giữ lại.

5. Thiết kế cần số.

Thông thường, cần số sàn chỉ có một kiểu với các vị trí đẩy số (như hình trên). Trong khi đó, đối với xe số tự động, do liên kết điện tử với hộp số nên nhà sản xuất có thể thỏa sức sáng tạo hình thức và các vị trí khác nhau cho cần số. Có thể là dạng cần giống số sàn, dạng tròn (như hình trên) hay có thể gắn trên vô-lăng hay bảng tablo.

6. Phiên bản số sàn rẻ hơn bản số tự động

6-diem-khac-biet-lon-giua-xe-o-to-so-san-va-so-tu-dong

  • Nhận Biết Khi Nào Thay Vỏ Xe Hyundai
  • Hyundai Grand i10 và hàng loạt mẫu xe nhận ưu đãi lớn từ TC Motor
  • Đừng bỏ qua nếu muốn mua Hyundai Santafe 2020!

HYUNDAI BÌNH THUẬN “Trao niềm tin, nhận an tâm”
Đại lý ủy quyền của TC MOTOR
Địa chỉ: Lô 4/3 KCN Phan Thiết 1, xã Phong Nẫm, Phan Thiết – Bình Thuận

Hotline: 0915 070 676 (Kinh Doanh)

Bài viết: 6 điểm khác biệt lớn giữa xe ô tô số sàn và số tự động. Thông tin do Hyundai Kon Tum biên soạn. Hy vọng nội dung trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến cho bạn

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn.

Phân biệt những điều cơ bản giữa xe số sàn và xe số tự động

Nên mua xe số sàn hay số tự động?

Có nên chuyển từ D về N khi ô tô đang chạy?

Điều khiển xe số tự động bằng 2 chân: Hiểm họa khôn lường

4 sai lầm của ‘tài mới’ khi lái ô tô số tự động

Xe Đầu Kéo Mỹ Số Tự Động

Contact Me on Zalo