[CẬP NHẬT] MỨC PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN MỚI NHẤT NĂM 2020
Hiện nay, việc sử dụng rượu bia tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn thương tâm. Tuy nhiên nhiều người chưa ý thức được hậu quả có thể xảy ra khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông lúc người có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Vậy Saigon Express cung cấp các thông tin về mức phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông để bạn có thể nắm rõ sau đây.
Từ ngày 1/1 2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của chính phủ quy định về mức phạt đối với nhiều vi phạm giao thông đã chính thức có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý là mức phạt nồng độ cồn do sử dụng bia, rượu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông với các mức phạt rất nặng. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn mới nhất được tùy theo mức nồng độ cồn đo được từ người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Khi đã uống rượu,bia và có nồng độ cồn trong người thì dù bạn tham gia giao thông bằng phương tiện gì thì đều có thể bị xử lý hành chính. Ngoài việc xử phạt tiền, thì tùy mức độ mà bạn còn bị các hình thức phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe hoặc bị tạm giữ phương tiện.
Khi tham gia giao thông người điều khiển các phương tiện có sử dụng bia rượu sẽ bị phạt. Căn cứ vào nồng độ cồn đo từ tài xế điều khiển phương tiện sẽ có các mức phạt nồng độ cồn được quy định đối với các phương tiện cụ thể như sau:
Với quy định mới về mức phạt nồng độ cồn 2020, khi người điều khiển xe đạp, xe đạp điện tham gia giao giao thông vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị các mức phạt cụ thể sau:
Đối với trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện tham gia giao thông, nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì mức xử phạt nồng độ cồn là từ 80.000 – 100.000 đồng.
Đối với trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện tham gia giao thông, nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam /100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt nồng độ cồn là từ 200.000 – 300.000 đồng.
Đối với trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện tham gia giao thông, nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mức xử phạt nồng độ cồn từ 400.00 – 600.000 đồng.
Cũng giống như mức xử phạt nồng độ xe đạp thì mức phạt nồng độ cồn xe máy cũng được chia thành 3 mức khác nhau như sau:
+ Mức xử phạt nồng độ cồn của xe máy từ 2.000.000 – 3.000.000đ và bị tước giấy phép lái xe từ 10 -12 tháng: Đối với người điều khiển xe máy tham gia giao thông có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Mức xử phạt nồng độ cồn từ 4.000.000 – 5.000.000đ và bị tước giấy phép lái xe máy từ 16 -18 tháng: Đối với người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông vi phạm về độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Mức phạt nồng độ cồn của xe máy từ 6.000.000 – 8.000.000đ và bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng: Đối với người điều khiển xe máy tham gia giao thông có nồng độ vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
=> Xem thêm: 7 bước làm thủ tục đăng ký xe máy năm 2020
Người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông nếu sử dụng rượu, bia sẽ tương ứng với các mức phạt cụ thể như sau:
Mức xử phạt nồng độ cồn từ 3.000.000 – 5.000.000đ: Nếu người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường, có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bên cạnh đó sẽ bị tước giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng) trong vòng 10 -12 tháng.
Mức xử phạt nồng độ cồn từ 6.000.000 – 8.000.000đ: Nếu người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường, có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bên cạnh đó sẽ bị tước giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng) trong vòng 10 -12 tháng.
Mức xử phạt nồng độ cồn từ 16.000.000 – 18.000.000đ: Nếu người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường, có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bên cạnh đó sẽ bị tước giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng) trong vòng 22 – 24 tháng.
+ Mức xử phạt nồng độ xe ô tô sẽ từ 6.000.000 – 8.000.000đ và tước giấy phép lái xe từ 10 -12 tháng: Nếu người điều khiển xe ô tô trên đường mà có mức nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Mức xử phạt nồng độ cồn xe ô tô sẽ từ 16.000.000 – 18.000.000đ và tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng: Nếu người điều khiển xe ô tô đi trên đường có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Mức xử phạt nồng độ cồn xe ô tô sẽ từ 30.000.000 – 40.000.000đ và tước giấy phép lái xe từ 22- 24 tháng: Nếu người điều khiển xe ô tô trên đường có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
=> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả
Đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe máy khi nồng độ cồn trong cơ thể đạt từ 50mg tới 80mg/100ml máu hoặc 0.25-0.4mg/1 lít khí thở thì các tài xế sẽ bị phạt.
Đối với những người điều khiển phương tiện xe ô tô thì: dù uống nhiều hay ít, chỉ một hớp bia rượu hay một cái nhấp môi thì nếu bị CSGT kiểm tra và phát hiện được thì đều là vi phạm luật.
Khi sử dụng rượu, bia bạn không nên tự điều khiển phương tiện làm gia giao thông, thay vào đó bạn có thể nhờ người đưa về nhà hoặc gọi các dịch vụ xe ôm, taxi để đảm bảo an toàn và không bị xử phạt.
Tương ứng với nồng độ cồn đo được sẽ có một mức phạt cụ thể với loại phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển.
Khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn cần chấp hành nghiêm túc. CSGT sẽ lập biên bản với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, không phối hợp với người thi hành công vụ. Bạn sẽ bị phạt mức cao nhất của hành vi vi phạm nồng độ cồn.
Mức chế tài đối với lỗi uống rượu bia khi tham gia giao thông của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là rất nghiêm khắc. Mục đích nhằm răn đe mạnh mẽ mọi công dân khi tham gia giao thông, nhằm đảm an ninh xã hội, an toàn tính mạng của người dân. Nhờ mức xử phạt nồng độ cồn 2020, tình trạng say xỉn lưu thông trên đường đã giảm đáng kể trong thời gian qua. Đó là một tín hiệu đáng vui mừng. Hy vọng tất cả mọi người sẽ chấp hành tốt quy định “đã uống rượu bia thì không lái xe”, không chỉ bảo vệ “túi tiền” của mình mà còn bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho bản thân, góp phần ổn định xã hội.