Đóng phí đường bộ xe ô tô online thế nào?
Chào Luật sư, hiện nay đóng phí đường bộ xe ô tô online như thế nào? Tôi đang là nhân viên tài xế cho một hãng xe khách. Bình thường tài xế chúng tôi phải xuất tiền túi ra để đóng phí đường bộ, sau đó về công ty sẽ được thanh lại. Tôi nghe nói hiện nay có việc đóng phí đường bộ xe ô tô online. Không biết thông tin trên có đúng hay không? Đóng phí đường bộ xe ô tô online hiện nay như thế nào? Cơ quan nào tiếp nhận và hướng dẫn việc đóng phí dường bộ xe ô tô online? Đóng phí đường bộ xe khách online có được hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của CSGT. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Phí đường bộ là gì?
Phí đường bộ là một cụm từ khá quen thuộc trong đời sống và chúng ta hay được nghe. Vậy cụ thể phí đường bộ là gì thì chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về nội dung này như sau:
Phí đường bộ là loại phí do Nhà nước quy định, bắt buộc chủ phương tiện phải nộp. Phí đường bộ được sử dụng cho việc nâng cấp, bảo trì đường bộ nhằm phục vụ hoạt động lưu thông của xe.
Loại phí này được được thu theo từng năm và không phụ thuộc vào mức độ di chuyển nhiều hay ít của phương tiện. Sau khi nộp đủ phí và trước khi đăng ký đăng kiểm, xe sẽ được dán tem kèm theo thông tin về ngày bắt đầu, ngày hết hạn.
Đối tượng nào phải chịu phí bảo trì đường bộ?
Phí đường bộ nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì sẽ áp dụng cho phương tiện tham gia đường bộ. Cụ thể để tìm hiểu chi tiết về đối tượng phải chịu phí bảo trì đường bộm chúng ta có thể tham khảo Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định đối tượng phải chịu phí bảo trì đường bộ bao gồm:
Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
Đóng phí đường bộ xe ô tô online thế nào?
Hiện nay có thể tiến hành đóng phí đường bộ xe ô tô online. Vậy cách thức để có thể đóng phí đường bộ xe ô tô online như thế nào và mức phí theo quy định là bao nhiêu tiền, chúng tôi xin được tư vấn nội dung này đến bạn đọc như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; phí sử dụng đường bộ phải nộp theo kỳ kiểm định, hoặc theo năm (đối với các xe có kỳ kiểm định lớn hơn một năm).
Trên thực tế, đa số chủ phương tiện lựa chọn đóng phí theo kỳ kiểm định, khi hết hạn kiểm định chủ phương tiện sẽ đưa phương tiện đến các Trung tâm đăng kiểm để kiểm định, đồng thời thực hiện đóng phí sử dụng đường bộ cho kỳ tiếp theo.
Thời gian thực hiện đóng phí nhanh chóng, thuận tiện do chương trình tính phí sử dụng đường bộ đã được xây dựng để kết nối với chương trình quản lý kiểm định tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.
Do đó, việc đóng phí sử dụng đường bộ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là không khả thi, vì khi kết hạn kiểm định chủ phương tiện vẫn phải đưa phương tiện đến các Trung tâm đăng kiểm để kiểm định, việc thu phí và cấp Tem phí bảo trì đường bộ, biên lai thu phí sử dụng đường bộ do các Trung tâm đăng kiểm thực hiện.
Ô tô tự động gia hạn đăng kiểm thì đóng phí bảo trì đường bộ ra sao?
Ngoài cách nộp phí bảo trì đường bộ tại trạm đăng kiểm thì còn có các cách nộp phí đường bộ như sau:
– Các trạm thu phí bảo trì đường bộ trên các quốc lộ
– Nộp tại các trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, huyện nơi gần nhất
Đồng thời, theo thông tin Cục Đăng kiểm Việt Nam thì trường hợp hết hạn phí bảo trì bảo trì đường bộ thì phương tiện vẫn lưu hành bình thường vì hiện tại không có quy định xử phạt nào đối với trường hợp đó. Chủ xe có thể đóng phí bảo trì đường bộ vào kì kiểm định tới hoặc có thể tự đến đơn vị đăng kiểm để nộp nếu có nhu cầu.
Thông tin thêm tại trung tâm đăng kiểm như sau: Việc đóng phí bảo trì đường bộ của những phương tiện được tự động giãn chu kì đăng kiểm sẽ được truy thu vào lần đăng kiểm tiếp theo.
Như vậy, chủ xe thuộc đối tượng tự động gia hạn đăng kiểm có thể áp dụng các cách đóng phí đường bộ khác hoặc có thể đóng phí bảo trì đường bộ vào lần đăng kiểm tiếp theo.
Có các phương thức nộp phí bảo trì đường bộ nào?
Hiện nay thì có nhiều phương thức nộp phí bảo trì đường bộ. Tùy vào điều kiện và sự thích hợp của mỗi đối tượng mà chúng ta có thể nộp phí bảo trì đường bộ này khác nhau. Nội dung này có thể tham khảo Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định phương thức nộp phí bảo trì đường bộ như sau:
Cách 1: Tính, nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm
– Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
– Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng).
Cách 2: Nộp phí theo năm dương lịch
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.
Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.
Cách 3: Nộp phí theo tháng
Doanh nghiệp có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình. Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đóng phí đường bộ xe ô tô online thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụtư vấn pháp lý cấp lại sổ đỏ bị mất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định trồng cây xanh trên vỉa hè
- Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không?
- Mua xe trả góp có bắt buộc mua bảo hiểm thân vỏ không?
Câu hỏi thường gặp:
a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);
c) Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
d) Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;
đ) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
e) Các tài liệu cần thiết khác.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ
a) Nhà thầu thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước), nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 hoặc 2 bước) có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản này không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
1. Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, tại Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình bảo trì công trình xây dựng
1. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
e) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
g) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
k) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
l) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.