Giáo dục an toàn giao thông trong trường MN
I. Thực trạng về vấn đề ATGT nói chung
An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ của mọi người còn hạn chế. Các em học sinh có thể là nạn nhân hoặc bản thân các em gây tai nạn cho người khác.Vì vậy, “ Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người”.
Từ đó dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông, Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.
Tại Việt Nam, trung bình hàng ngày ước tính có 30 -35 người chết do tai nạn giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ. Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội.
II. Ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc giáo dục ATGT trong trường MN.
Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.
Vì thế việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ là không thể thiếu được.
Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi,chơi mà học. Đặc biệt với môn học Giáo dục luật lệ ATGT là một môn học khó thì việc đưa nhẹ nhàng các quy tắc quy định của luật lệ ATGT vào trò chơi là một việc không thể thiếu được.Các trò chơi càng mới lạ,càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn. Mà trên thực tế thì các trò chơi trong chương trình còn ít và nghèo nàn.
– Giúp trẻ nắm vững luật đi đường và tín hiệu của đèn giao thông ở ngã tư đường phố.
– Củng cố một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
– Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.
– Ở trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên. Trẻ chí khó quên những gì thật sâu sắc,hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc điểm tâm lí trên của trẻ, để đưa việc giáo dục luật lệ ATGT đến với trẻ cho trẻ dễ nhớ lâu quên, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ động tạo môi trường học giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ.
Ví dụ :
– Tại các cửa sổ của lớp có dán hình các phương tiện giao thông, đèn xanh, đèn đỏ.
– Làm đoàn tàu “Bé đến lớp” cho trẻ dán hình.
– Treo các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục luật lệ ATGT ở góc học tập.
Khi đến chủ điểm “Phương tiện và luật lệ an toàn giao thông” , giáo viêntrang trí lớp học đẹp và phù hợp với chủ điểm :
Ví dụ :
– Treo các máy bay do cô và trẻ làm.
– Trang trí một số biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển báo.
– Trang trí bảng chủ đề theo chủ đề Luật lệ an toàn giao thông.
– Tạo một số góc phố có ý đi đúng luật ở trong lớp.
– Trẻ và cô cùng làm một số đồ chơi: ô tô, xe máy, máy bay, xích lô, xe đạp trang trí xung quanh lớp và để chơi xây dựng.
– Cô phải nắm vững và luôn chấp hành tốt luật lệ ATGT, luôn có ý thức giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ.
– Các trò chơi phải phù hợp với bài dạy, động tĩnh kết hợp nhịp nhàng.
– Đồ dùng của các trò chơi phải đẹp và hấp dẫn trẻ.
– Cách hướng dẫn trò chơi cho trẻ cũng cần phải ngắn gọn, dễ hiểu.
Việc giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ cần phải phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình. Khi đó việc giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ mới thực sự có ích.