Hệ thống lái ô tô hiện nay được cấu tạo như thế nào?
Các cấu tạo của từng bộ phận trong
hệ thống lái ô tô
sẽ được nối với nhau để điều khiển vô lăng và điều khiển hướng chuyển động của xe ô tô. Sự ma sát giữa lốp xê với mặt đường sẽ được giảm đi bởi vô lăng nối với các bánh răng, thanh dẫn đến bộ phận trước.
Cấu tạo động cơ vận hành hệ thống lái
Các cơ cấu này sẽ mang lại sự thuận lợi về cơ học, ví dụ như
làm gia tăng lực cho lái xe khi đánh lái nhưng nó cũng làm tăng độ lớn góc xoay
vô lăng để bánh xe quay một góc nhất định. Thông thường mỗi bánh xe thường quay
theo một hành trình khác nhau. Do bánh xe phía trong luôn quay với bán kính
quay vòng nhỏ hơn nên nó thường quay chậm hơn so với bánh xe bên ngoài. Nếu chúng
ta vẽ một đường vuông góc với mỗi bánh xe thì các đường này sẽ cắt nhau tại tâm
của vòng tròn. Cơ cấu hình học của các thanh dẫn động lái sẽ làm cho bánh xe
phía trong quay nhiều hơn so với bánh xe phía ngoài.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái
Có rất nhiều loại dẫn động cơ cấu thước lái, tuy nhiên loại
thanh răng trục vít là phổ biến nhất. Thanh răng trục vít là một bộ được gắn
bên trong 1 cái ống mà mỗi đầu của thanh răng được đưa ra ngoài. Một thanh nối,
nối với đầu ngoài của thanh răng. Một bánh răng chuyền nối với trục lái. Khi xoay
vô lăng, bánh răng xoay làm thanh răng di chuyển. Thanh nối tại các đầu thanh
răng sẽ nối với thanh dẫn động lái trên trục quay. Cơ cấu thanh răng trục vít sẽ
biến đổi chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động định tiến cần thiết làm
xoay góc bánh xe.
>>>Thước lái Mazda 2
Cơ cấu lái bi tuần hoàn gồm có bánh răng trục vít. Có thể
hình dung cơ cấu này gồm hai phần. Phần thứ nhất là một khối kim loại có lỗ
ren bên trong. Bên ngoài có răng để ăn khớp và dẫn động thanh truyền. Vô lăng nối
với trục vít, hình dạng giống như bu-lông ăn khớp với lỗ ren bên trong
khối kim loại. Khi xoay vô lăng, trục vít cũng quay. Thay vì bị xoắn như
thông thường, nó sẽ giúp cho việc xoay nhẹ nhàng trong khối kim loại, làm các
cơ cấu nối chuyển động dọc và làm các bánh xe quay theo một góc nhất định.
>>> Rô tuyn cân bằng mazda 3
Thay vì trục vít ăn khớp trực tiếp với rãnh ren bên trong
khối kim loại thì nó sẽ ăn khớp thông qua các vòng bị mà sẽ xoay tuần hoàn.
Các vòng bi này có hai nhiệm vụ chính: giảm ma sát và sự ăn mòn giữa các răng;
giảm lực xoắn của các bánh răng. Lực xoắn này sẽ được cảm nhận khi thay đổi
hướng xoay của vô lăng. Nếu không có những vòng bi này thì các răng của bánh
răng sẽ không ăn khớp chặt với nhau lám cho vô lăng bị rơ lỏng. Hầu hết trên
các xe, khi xoay vô lăng khoảng từ ba đến bốn vòng thì bánh xe sẽ khóa cứng
(đánh lái hết sang phải hoặc hết sang trái). Trên những xe lớn hơn, tải trọng nặng
hơn thì phải cần một lực xoay vô lăng lớn để chuyển hướng bánh xe. Hiện nay,
nhiều xe đã sử dụng hệ thống trợ lực lái thủy lực hoặc trợ lực điện. Trên các
xe hiện đại cũng trang bị chức năng an toàn đựoc bố trí trên cột lái chính và sẽ
làm trục lái đổ gục xuống khi có sự cố tai nạn xảy ra.
Phụ tùng Ô tô AHV
Địa chỉ: 4B, Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
ĐT: 04 3632 0875
Hotline: 0896653222
Webiste: phutungahv.com
Email: phutungahv@gmail.com