Hệ thống lái trợ lực điện EPS và nguyên lý hoạt động – Chợ Xe – Thông tin giá xe cũ mới, so sánh, kiểm tra và thẩm định ô tô

Hệ thống lái trợ lực điện EPS và nguyên lý hoạt động

Với những ô tô đời mới người dùng cần tìm hiểu nhiều về các hệ thống trên từng dòng xe khác nhau. Cùng Chợ Xe tìm hiểu về các kiến thức ô tô. Đặc biệt, là hệ thống trợ lực lái điện – hệ thống hầu hết được trang bị trên các dòng xe đời mới hiện nay.

Hệ thống lái trợ lực điện là gì?

Hệ thống lái trợ lực điện EPS – Electric Power Steering có nhiệm vụ tạo ra lực bổ trợ tác dụng lên cơ cấu dẫn động lái. Giúp duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe. Và hầu hết được trang bị trên những dòng xe đời mới hiện nay. Do đó việc điều khiển tay lái sẽ trở nên nhẹ nhàng và tính cơ động của xe cao.

Đồng hành cùng với trợ lực lái điện EPS là hệ thống trợ lực lái thủy lực HPS. Cho tới nay hệ thống trợ lực lái điện tử (điều khiển điện tử) EPS được áp dụng rất nhiều trên các dòng xe con, xe du lịch. Trợ lực lái điện EPS không chỉ mang đến cho người lái một cảm giác lái thoải mái, an toàn. EPS còn giúp giảm được mức tiêu hao nhiên liệu. Đặc biệt là dễ dàng sửa chữa khi hư hỏng… EPS đã được các dòng xe sang như Mercedes C-Class, Audi A5 hay BMW 3-Series đều đã áp dụng từ trước đây.

Cấu tạo hệ thống lái trợ lực điện EPS

EPS gồm 6 bộ phận: cảm biến momen, mô tơ điện DC, EPS ECU, ECU động cơ, cụm động cơ và đèn báo P/S. Mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ, chức năng riêng biệt. Đồng thời liên kết chặt chẽ với nhau để hoạt động như một thể thống nhất:

  1. Cảm biến momen: Có tác dụng đo mô men đánh lái để gửi tín hiệu về hộp điều khiển. Khi hoạt động, cảm biến phát hiện sự xoắn. Tính toán tác dụng lên thanh xoắn nhờ vào sự thay đổi điện áp trên đó và đưa tín hiệu điện áp đó về EPS ECU.
  2. Mô-tơ điện DC: Tạo ra lực trợ lực tùy vào tín hiệu từ EPS ECU.
  3. EPS ECU: Vận hành mô-tơ DC gắn trên trục lái để tạo ra lực trợ lực. Căn cứ vào tín hiệu từ các cảm biến, tốc độ xe và tốc độ động cơ.
  4. ECU động cơ: Giúp ưa tín hiệu tốc độ động cơ tới EPS ECU
  5. Cụm đồng hồ bảng táp-lô: Đưa tín hiệu tốc độ xe đến EPS ECU.
  6. Đèn cảnh báo P/S (Trên bảng đồng hồ táp-lô): Bật đèn báo khi hệ thống có hư hỏng.

Xem thêm clip: So sánh ưu và nhược điểm unibody và body on frame trên 1 chiếc xe ô tô. Các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khung gầm liền khối và khung gầm rời bên dưới nhé.

Những ưu điểm của hệ thống trợ lực lái điện

EPS (Electrically Power Steering) sử dụng một motor điện để đẩy thanh răng của hệ thống lái khi xe được đánh lái. EPS giúp động cơ tiết kiệm nhiên liệu do không sử dụng sức mạnh động cơ để hoạt động.

Với kết cấu thiết kế đơn giản và trợ lực nhẹ hơn so với trợ lực lái thủy lực cho nên dễ dàng sửa chữa hơn. Đây là ưu điểm lớn nhất nhưng cũng là một nhược điểm đối vì chi phí sản xuất cao.

Tham khảo thêm bài viết về Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Ngoài ra, EPS có cảm giác lái tốt hơn, nhẹ nhàng hơn khi xe chạy ở tốc độ thấp. Khi ở tốc độ cao, tay lái trợ lực điện nặng hơn và cho cảm giác thật hơn, mang đến cảm giác an toàn và ổn định cho xe. Tuy vậy, mô hình hệ thống lái trợ lực điện vẫn có những hạn chế. Giống như hệ thống lái điều khiển thủy lực khi ở tốc độ rất cao đang được các nhà nghiên cứu đưa ra các phương án khắc phục. Nhưng thông thường, đối với hệ thống EPS này đã có đầy đủ tính năng dự phòng vô cùng an toàn, đảm bảo cho người lái.

Những nhược điểm của trợ lực lái điện EPS

Thông qua một cuộc thử nghiệm trên đường đua tốc độ cao. Đặc biệt ở đoạn bẻ cua gấp do lực quán tính của động cơ điện nên dù đã cố tình ngắt điện nhưng động cơ vẫn quay. Điều này gần như không khác biệt mấy so với trợ lái thủy lực và cần được khắc phục trong tương lai.

Ngoài ra, chính việc sử dụng công nghệ kiểm soát điện tử và lập trình khá tinh vi. Vì thế đôi khi hệ thống trợ lực lái điện tử làm cho vô-lăng trở nên quá nhẹ. Khiến như không còn cảm giác cầm lái, thậm chí là có người còn cảm nhận được rằng mô-tơ trợ lực phát ra tiếng ồn khiến người ngồi trong khoang xe có thể nghe thấy.

Ở thời điểm hiện tại, ngoại trừ các dòng xe cũ hoặc đã qua sử dụng. Thì hiện nay không còn nhiều những mẫu xe mới sử dụng hệ thống lái trợ lực thủy lực. Thay vào đó sẽ là trợ lực lái điện tiến và mới nhất. Có thể kể đến những thương hiệu phổ biến như Kia, Hyundai, Toyota hay Honda.

Mời quý đọc giả LIKE và FOLLOW trang facebook Chợ xe để cập nhật được những thông tin mới nhất.

Bạn đang xem bài viết: Hệ thống lái trợ lực điện EPS và nguyên lý hoạt động – Chợ Xe – Thông tin giá xe cũ mới, so sánh, kiểm tra và thẩm định ô tô. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Tìm hiểu bộ trợ lực điện của hệ thống lái

Cấu tạo và hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS

Hệ thống trợ lực lái điện trên ô tô: Cấu tạo, nguyên lý

Bài Báo: Thiết kế bộ điều kiển lái cho hệ thống lái không trụ lái điện tử – thủy lực

Hệ thống lái trợ lực điện (ESP) và những điều bạn cần biết!

Hệ thống trợ lực lái điện: Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động

Hệ thống lái trợ lực điện là gì? Tổng hợp thông tin!

Tóm tắt sự phát triển của Hệ thống trợ lực lái của ô tô

Contact Me on Zalo