Hệ thống làm mát là gì? Tổng hợp 5 thông tin bạn cần biết
Hệ thống làm mát trên ô tô, xe nâng hay các loại máy móc, thiết bị khác là bộ phận vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ động cơ, độ an toàn khi sử dụng,.. Vậy hệ thống làm mát là gì? Hệ thống làm mát được chia làm mấy loại? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Nội dung bài viết
- 1. Hệ thống làm mát là gì?
- 2. Hệ thống làm mát được chia làm mấy loại?
- 3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát
- 4. Các vấn đề thường gặp ở hệ thống làm mát
- 5. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống làm mát
1. Hệ thống làm mát là gì?
Hệ thống làm mát là bộ phận quan trọng với chức năng giảm nhiệt độ của động cơ và các bộ phận khác giúp động cơ luôn hoạt động ở ngưỡng nhiệt độ phù hợp. Điều này giúp gia tăng tuổi thọ của động cơ và hạn chế các rủi ro, sự cố có thể phát sinh do tình trạng quá nhiệt.
Theo nghiên cứu mới nhất, trong tổng số năng lượng được sinh ra do quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu của động cơ, 24-32% năng lượng chuyển thành cơ năng để giúp xe hoạt động, 29-36% năng lượng theo khí thải ra ngoài, 7% mất do bức xạ, 32-33% được truyền ra nước làm mát. Bạn có thể thấy, trong quá trình vận hành lượng nhiệt thoát ra từ động cơ, máy móc rất nhiều. Do đó, nếu như không được làm mát, hạ nhiệt kịp thời thì các bộ phận của động cơ sẽ sớm bị hư hỏng, biến dạng khi phải hoạt động liên tục trong môi trường nhiệt độ quá cao.
Bạn có thể bắt gặp hệ thống làm mát ở bất cứ đâu trong cuộc sống, từ những hệ thống đơn giản tới phức tạp, từ những thiết bị gia dụng đến các máy móc công nghiệp cỡ lớn. Đối với các thiết bị công nghiệp như: dây truyền sản xuất, băng truyền, hệ thống cẩu trục, xe nâng dầu,…. bạn có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống làm mát.
2. Hệ thống làm mát được chia làm mấy loại?
Tùy thuộc vào công suất, quy mô của thiết bị mà sẽ có những hệ thống làm mát khác nhau. Từ các thiết bị thường thấy như tivi, xe máy, ô tô,.. đến các thiết bị công nghiệp cỡ lớn đều được trang bị hệ thống làm mát. Trên thị trường hiện nay, hệ thống làm mát được chia làm 2 loại: hệ thống làm mát bằng không khí và hệ thống làm mát bằng nước.
2.1 Hệ thống làm mát bằng nước
Nhằm giải quyết những nhược điểm của hệ thống làm mát bằng không khí, hệ thống làm mát bằng nước được ra đời với khả năng tản nhiệt mạnh mẽ. Hệ thống này có cấu tạo phức tạp hơn gồm 5 bộ phận: két nước, nắp két nước (van chân không, van áp suất), van hằng nhiệt, bơm nước và quạt gió.
Két nước (két nước ô tô, két nước xe nâng,…): Đúng như tên gọi, đây là bộ phận chưa nước làm mát cho hệ thống. Bên cạnh đó, với cấu tạo từ lá nhôm mỏng, két nước cũng giúp truyền nhiệt từ nước ra môi trường xung quanh giúp giảm nhiệt độ động cơ.
Nắp két nước (van chân không, van áp suất): Hệ thống làm mát bằng nước trên ô tô là hệ thống khép kín hoàn toàn và được điều áp bởi nắp két nước. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là ngăn cho nước bị bốc hơi và điều tiết áp suất của nước khi nhiệt độ tăng cao giúp cho quá trình hạ nhiệt động cơ có hiệu quả hơn.
- Van áp suất: có nhiệm vụ phân bổ nước trong két, hệ thống đường dẫn và bình phụ khi áp suất nước tăng do nhiệt độ tăng.
- Van chân không: khi áp suất của nước đã được cân bằng, van chân không hút ngược lại nước về két để tiếp tục hoạt động làm mát cho động cơ.
Van hằng nhiệt: là bộ phận dùng để kiểm soát lượng nước lưu thông trong quá trình mát. Khi khởi động động cơ, van hằng nhiệt sẽ đóng đường trao đổi nước để động cơ nhanh đạt tới nhiệt độ cần thiết. Khi nhiệt độ của động cơ, máy móc vượt ngưỡng cho phép (từ 70-102 độ C tùy từng loại động cơ) van hằng nhiệt sẽ mở để bắt đầu quá trình làm mát.
Bơm nước: Cũng như tên gọi, đây là bộ phận có nhiệm vụ đưa nước di chuyển khắp hệ thống giúp làm mát. Bơm nước hoạt động song song và dựa vào năng nược từ động cơ. Do đó, khi công suất động cơ tăng đồng nghĩa với nhiệt độ tăng thì tốc độ của bơm cũng sẽ tăng theo và lượng nước làm mát được vận chuyển nhiều hơn, nhanh hơn giúp giảm nhiệt động cơ tốt hơn.
Quạt gió: Đây là hệ thống phụ trợ có tác dụng đẩy không khí nóng trong khoang động cơ ra môi trường xung quanh và đưa vào luồng không khí mới giúp hỗ trợ quá trình làm mát của hệ thống.
>>>Tài liệu tham khảo: Dung dịch làm mát, nước làm mát xe nâng và những điều bạn cần biết
2.2 Hệ thống làm mát bằng không khí
Hệ thống làm mát bằng không khi là hệ thống tiêu chuẩn được sử dụng trên nhiều các loại máy móc, thiết bị. Cấu tạo của hệ thống này khá đơn giản gồm 3 bộ phận chính: Quạt tản nhiệt, thân máy và quạt gió.
Về cơ bản, quạt gió là bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống này. Các cánh quạt tản nhiệt và thân máy sẽ hấp thụ lượng nhiệt rất lớn từ động cơ trong quá trình vận hành. Khi đó, quạt gió sẽ có nhiệm vụ dẫn lượng không khí mát từ bên ngoài môi trường vào khoang động cơ và đẩy luồng khí nóng trong khoang ra bên ngoài, nhờ đó giúp nhiệt độ trong khoảng được giảm đáng kể, duy trì mức nhiệt lý tưởng cho quá trình hoạt động.
- Ưu điểm hệ thống làm mát bằng không khí: cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ; chi phí đầu tư thấp; dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa;
- Nhược điểm: tiếng ồn từ quạt gió và quạt tản lớn; khả năng tản nhiệt tương đối thấp;
Xem thêm: Dịch vụ sửa xe nâng toàn quốc giá rẻ nhất
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát
3.1 Hệ thống làm mát bằng không khí
Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí khá đơn giản. Khi động cơ vận hành, một phần năng lượng được truyền tới quạt tản nhiệt, cùng với đó thân máy sẽ hấp thụ nhiệt lượng sinh ra trong quá trình hoạt đọng và truyền tới môi trường xung quanh. Lúc này, quạt tản nhiệt hoạt động, dẫn động không khí nóng bên trong khoang máy ra ngoài và bơm không khí mát trở lại khoang máy.
Lượng không khí sau khi hấp thụ nhiệt độ tỏa ra từ động cơ sẽ trở nên nóng hơn và được đưa ra ngoài. Tuy nhiên lượng không khí mới được luân chuyển trong hệ thống không đủ để làm mát hoàn toàn động cơ (thậm chí nếu nhiệt độ môi trường làm việc cao, lượng không khí này gần như không có nhiều tác dụng làm mát). Do đó, hệ thống làm mát bằng không khí ngày ngay rất ít được sử dụng.
3.2 Hệ thống làm mát bằng nước
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống làm mát bằng nước là dòng nước được vận chuyển liên tục, tuần hoàn trong thân máy. Trong quá trình vận hành, khi nhiệt độ của động cơ tăng cao, van hằng nhiệt sẽ tự động mở, cùng với đó bơm nước bắt đầu hoạt động và đưa dòng nước làm mát tuần hoàn qua thân máy. Nhiệt lượng tỏa ra từ thân máy sẽ được nước làm mát hấp thụ, sau đó lượng nước này được đẩy về két nước để làm mát.
Để có thể hạ nhiệt nhanh nước trước khi bắt đầu một chu trình làm mát mới. Khi bơm trở về két nước, nước làm mát được chia thành ra nhiều đường ống nhỏ và làm mát bằng quạt gió. Việc chia nhỏ đường ống này làm tăng diện tích tiếp xúc của dòng nước vớt quạt gió, giúp việc hạ nhiệt dòng nước trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Xem thêm: Hệ thống lái trợ lực điện (ESP) và những điều bạn cần biết!
4. Các vấn đề thường gặp ở hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát trên ô tô, xe nâng hay các thiết bị khác đều là hệ thống vận hành tự động. Cùng với đó, qua một thời gian sử dụng hệ thống này cũng có thể gặp phải một vài sự cố, vấn đề nhất định. Dưới đây là một vài vấn đề thường gặp trên hệ thống làm mát mà có thể bạn chưa biết.
4.1 Tắc, rỉ sét két nước
Đây là vấn đề dễ gặp phải khi máy móc, thiết bị làm việc liên tục ở môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ cao. Khi đó, két nước có thể bị rỉ sét hoặc đường ống dẫn bị tắc do cặn hoặc các mảng rỉ sét bong ra. Vấn đề này nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng làm mát của hệ thống, thậm chí có thể gây vỡ đường ống dẫn khi áp suất nước tăng đột ngột. Để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại do vấn đề két nước bị tắc, rỉ sét bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng định kì.
4.2 Nước làm mát bị rò rỉ
Nước làm mát bị rò rỉ cũng là một trong những vấn đề thường gặp trên hệ thống làm mát. Điều này thường gặp phải khi máy móc, động cơ xảy ra va trạm trong quá trình vận hành dẫn đến các gioăng, van cao su ở các khớp nối bị lỏng, hoặc két nước bị tắc lâu ngày dẫn đến nứt vở đường ống dẫn cũng có thể là nguyên nhân.
4.3 Hỏng bơm
Bơm nước là bộ phận chính trong việc luân chuyển nước làm mát đi khắp hệ thống. Do đó, nếu bơm nước bị hỏng, hệ thống làm mát bằng nước sẽ không thể hoạt động được bình thường dẫn đến động cơ, máy móc nóng lên đột ngột. Nếu vấn đề không được phát hiện sớm sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ bền và tuổi thọ của thiết bị.
4.4 Hỏng quạt gió
Quạt gió có vai trò lưu thông, trao đổi luồng khí nóng trong khoang máy với luồng không khí mát trong môi trường xung quanh. Do đó, qua thời gian hoạt động, quạt gió có thể gặp phải một vài vấn đề như nóng chảy, bị gãy, vỡ hoặc nước làm mát bị rò rỉ cũng có thể khiến motor bị chập, cháy. Khi đó, không khi trong khoang máy không được lưu thông và nước không được hạ nhiệt khiến hiệu quả làm mát bị giảm đi đáng kể.
Xem thêm: Động cơ xe nâng: Phân loại, ưu nhược điểm, các hãng phổ biến
5. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống làm mát
Nhằm đảm bảo hệ thống làm mát luôn ở trong trạng thái tốt nhất trước khi hoạt động, người sử dụng cần lưu ý một vài vấn đề sau.
5.1 Lưu ý với hệ thống làm mát bằng không khí
Dù có cấu tạo đơn giản và gần như không cần bảo dưỡng thường xuyên, hệ thống làm mát bằng không khí vẫn có thể gặp phải một vài vấn đề nhất định sau thời gian dài sử dụng. Do đó, để đảm bảo máy móc, thiết bị luôn luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, người sử dụng nên kiểm tra thường xuyên và chú ý tới những dấu hiệu bất thường khi vận hành. Một vài dấu hiệu thường gặp như: tiếng ồn từ quạt quá lớn hoặc quá êm, nhiệt độ động cơ cao hơn bình thường,…
5.2 Lưu ý với hệ thống làm mát bằng nước
Hệ thống làm mát bằng nước được cấu tạo khá phức tạp. Đây là hệ thống khép kín nên các chi tiết, bộ phận cần được kiểm tra và thay thế sau một thời gian sử dụng nhất định. Trong đó, két nước là bộ phận cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng.
Tổng kết lại, hệ thống làm mát là bộ phận cực kỳ quan trọng trên động cơ, máy móc của bạn. Do đó, bạn cần hiểu rõ cách hoạt động của bộ phận này cũng như thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nhằm hạn chế tối đa các vấn đề có thể phát sinh. Nếu bạn nhận thấy động cơ, thiết bị của bạn quá nóng hoặc có những dấu hiệu, hiện tượng khác thường mà bạn chưa có phương hướng giải quyết. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0975.64.5225 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhất.
Ngoài ra, Công ty Thiên Sơn – Hangcha Việt Nam chúng tôi còn cung cấp các dòng sản phẩm xe nâng hàng Hangcha và phụ tùng chính hãng nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy sản xuất. Với hệ thống chi nhánh trải rộng khắp cả nước cùng hệ thống sản phẩm đa dạng chất lượng, đội ngũ kĩ thuật viên tận tình, chu đáo. Hangcha Việt Nam đã và đang được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Do đó, nếu bạn đang tìm hiểu về các dòng sản phẩm xe nâng hàng hoặc đang gặp vấn đề về việc di chuyển, nâng hạ hàng hóa trong kho xưởng. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua Hotline: 0975.64.5225 để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm một số bài viết:
- Hộp số là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các loại hộp số
- Truyền động cơ khí là gì? Phân loại và những ưu nhược điểm
- Bộ sạc xe nâng điện là gì? Hướng dẫn sạc xe nâng đúng cách
- So sánh SỰ KHÁC BIỆT giữa hệ thống thủy lực và khí nén