Hình ảnh, ý nghĩa biển báo giao thông đường bộ mới nhất

NGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Ba 14/11/2023 (CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG)CHỐT 25 HỒ SƠ CUỐI CÙNG KHAI GIẢNG KHOÁ CUỐI CÙNG – HỌC TRƯỚC TẾT

( Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng )

Tình trạng người lái xe không hiểu hết được tất cả các ý nghĩa biển báo giao thông đường bộ hiện nay thực tế rất nhiều, nguyên nhân là vì hệ thống biển báo khá rối rắm và khó nhớ. Do đó, nội dung dưới đây sẽ tổng hợp hết các hình ảnh, ý nghĩa biển báo giao thông đường bộ mới nhất để bạn đọc có thể tham khảo mỗi khi cần.

Biển báo giao thông đều phải tuân theo quy định của pháp luật với những chi tiết hình dáng, ký hiệu, vị trí lắp đặt,… riêng biệt.

Nếu bạn muốn tìm hiểu biển báo giao thông nhiều hơn thì có thể tìm đọc “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” – QCVN 41:2012/BGTVT đã được xuất bản thành sách.

Bên cạnh đó, bạn chỉ cần tìm hiểu đến các biển báo giao thông cần nhớ vì sẽ có một số biển báo đã được thay thế, sửa đổi nên khó nhận biết khi gặp trên đường.

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ 2020 hiện nay được chia thành các nhóm chính dưới đây theo khoản 4 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

Biển báo cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra trên đoạn đường đó.

Biển báo cấm phương tiện vi phạm.

Biển báo hiệu lệnh quy định mà người lái xe phải tuân theo.

Biển báo chỉ dẫn đường đi hoặc điều cần biết.

Biển báo phụ bổ sung thông tin cho biển báo cấm, hiệu lệnh, nguy hiểm và chỉ dẫn.

Ngoài ra còn có vạch kẻ đường và 2 nhóm biển báo cao tốc, biển báo hiệp định GMS.

Dưới đây là những thông tin ý nghĩa biển báo giao thông chi tiết hơn.

Biển báo cấm là loại tín hiệu cảnh báo người lái xe không được vi phạm và phải chấp hành nghiêm chỉnh. Đặc điểm của biển báo cấm là: Hình dáng tròn, nền trắng viền đỏ với ký hiệu màu đen bên trong.

Tổng cộng có 40 loại biển báo cấm được đánh dấu từ số 101 đến 140 trên bảng giải thích ý nghĩa của các biển báo giao thông.

Biển báo đường cấm: Cấm các loại xe cơ giới đi vào cả 2 chiều (trừ xe ưu tiên).

Biển báo đường cấm ngược chiều: Ý nghĩa biển báo giao thông này là không cho xe đi vào chiều được lắp đặt biển (trừ xe ưu tiên).

Biển báo cấm xe ô tô: Cấm ô tô đi vào (trừ xe 2 bánh và xe ưu tiên). Ngoài ra còn có biển báo cấm ô tô rẽ phải hoặc rẽ trái.

Biển báo cấm xe máy: Cấm các loại xe máy (trừ xe ưu tiên và không bắt buộc đối với người dắt xe máy).

Biển báo cấm ô tô và xe máy: Cấm các loại xe cơ giới (trừ xe ưu tiên).

Biển báo cấm xe tải: Cấm xe tải, xe kéo (trừ xe ưu tiên). Ngoài ra còn có ý nghĩa biển báo giao thông cấm trọng tải, cấm chở hàng nguy hiểm.

Biển báo cấm xe khách và xe tải: Cấm các loại ô tô chở khách, xe tải (trừ xe ưu tiên). Nếu cấm xe taxi thì sẽ có biển phụ.

Biển báo cấm xe rơ móc: Cấm xe rơ móc, xe khách, máy kéo rơ móc (trừ ô tô sơ mi rơ móc và xe ưu tiên). Ngoài ra còn có biển báo cấm ô tô sơ mi rơ móc.

Biển báo cấm xe kéo: Ý nghĩa biển báo giao thông là không cho xe kéo bánh hơi hoặc bánh xích đi vào.

Biển báo cấm xe đạp: Cấm xe đạp và xe đạp thô (không bắt buộc với người dắt xe).

Biển báo cấm xe máy: Cấm xe máy, xe 3 bánh có động cơ hay không động cơ.

Biển báo cấm người đi bộ: Ý nghĩa biển báo giao thông này là cấm người đi bộ tiến vào đường đặt biển báo.

Biển báo cấm xe đẩy: Cấm xe thô sơ, xe đẩy/kéo bằng sức người (không bắt buộc với người khuyết tật, xe nôi em bé).

Biển báo cấm xe ngựa, xe bò: Cấm các loại phương tiện nhờ vào sức súc vật.

Biển báo hạn chế trọng tải xe: Cấm xe có toàn bộ trọng tải lớn hơn số trên biển báo.

Biển báo hạn chế trọng tải trục xe: Ý nghĩa biển báo giao thông này là cấm tất cả phương tiện có trọng tải trên trục xe lớn hơn số trên biển báo.

Biển báo hạn chế kích thước xe: Cấm các loại xe có chiều cao, chiều dài hoặc chiều ngang lớn hơn số trên biển báo.

Biển báo hạn chế chiều dài xe kéo rơ móc hoặc sơ mi rơ móc: Ý nghĩa biển báo giao thông này là cấm các loại xe kéo rơ móc có chiều dài lớn hơn số trên biển báo.

Biển báo khoảng cách 2 xe: Báo hiệu 2 xe phải giữ khoảng cách tối thiểu được ghi trên biển báo với nhau.

Biển báo cấm rẽ trái hoặc phải: Cấm xe rẽ trái hoặc phải (trừ xe ưu tiên), không bắt buộc với xe quay đầu.

Biển báo cấm quay đầu xe: Ý nghĩa biển báo giao thông này là cấm các loại xe quay đầu chữ U theo chiều trên biển, hoặc cấm riêng ô tô quay đầu chữ U, hoặc cấm các loại xe quay đầu hoặc rẽ theo hướng trên biển báo.

Biển báo cấm vượt: Cấm các loại xe vượt nhau (được vượt xe 2 bánh).

Biển báo cấm xe tải vượt: Cấm xe tải vượt các loại xe khác (được vượt xe 2 bánh, không áp dụng các loại xe vượt nhau hay vượt xe tải).

Biển báo tốc độ tối đa: Giới hạn tốc độ không quá số trên biển báo (trừ xe ưu tiên).

Biển báo tốc độ tối đa vào ban đêm: Ý nghĩa biển báo giao thông này là giới hạn tốc độ của các xe vào ban đêm không quá số trên biển báo (trừ xe ưu tiên).

Biển báo cấm bấm còi: Cấm các phương tiện bấm còi khi đi vào đoạn đường lắp biển.

Biển báo kiểm tra: Là loại biển báo dành cho những xe vận tải dừng lại để kiểm tra theo quy định.

Biển báo cấm dừng và đỗ xe: Cấm các loại xe dừng và đỗ tại nơi đặt biển (trừ xe ưu tiên).

Biển báo cấm đỗ xe: Cấm các loại xe đỗ xe tại nơi đặt biển (trừ xe ưu tiên). Nếu trên biển báo có ký hiệu 1 vạch thì cấm đỗ xe vào ngày lẻ, 2 vạch thì là ngày chẵn.

Biển báo nhường đường cho xe đi ngược chiều: Áp dụng tại những đường nhỏ hẹp, các xe phải nhường xe đi ngược chiều.

Biển báo hết cấm vượt: Biển báo này có ý nghĩa biển báo giao thông là hết đường cấm vượt.

Biển báo hết hạn chế tốc độ: Không cần tuân theo tốc độ trên biển báo.

Biển báo hết lệnh cấm: Không cần phải tuân theo các lệnh cấm trước đó.

Biển báo cấm đi thẳng: Cấm xe đi lên phía trước nơi đặt biển.

Biển báo cấm đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải: Hay gặp tại các nút giao, cấm các phương tiện đi thẳng, rẽ trái hoặc phải.

Biển báo cấm công nông: Cấm xe công nông hay xe tương tự.

Đặc điểm của các loại biển báo giao thông nguy hiểm là có vai trò cảnh báo người lái xe cẩn thận để tránh những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra phía trước.

Biển báo nguy hiểm là biển báo giao thông hình tam giác, nền vàng viền đỏ, ký hiệu màu đen. Tổng cộng có 46 loại được đánh dấu từ 201 đến 246.

Ý nghĩa biển báo giao thông này là có tác dụng báo cho người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh trên biển báo. Biển báo hiệu lệnh có hình tròn xanh biển, ký hiệu màu trắng. Có 9 loại biển báo này được đánh dấu từ 301 đến 309 trong bảng biển báo giao thông đường bộ 2020.

Biển chỉ dẫn sẽ hướng dẫn các thông tin cần thiết cho người lái xe với đặc điểm hình vuông nền xanh, ký hiệu màu trắng hoặc đen. Có 48 loại biển báo được đánh dấu từ 401 đến 448.

Ý nghĩa biển báo giao thông phụ là cung cấp thêm thông tin cho biển báo chính với hình chữ nhật nền trắng, viền đen, ký hiệu bên trong đen. Có 10 loại biển báo phụ được đánh dấu từ 501 đến 510.

Vạch kẻ đường cũng là một dạng tín hiệu mà người lái xe phải chấp hành khi đi đường gồm vạch nằm đứng và vạch nằm ngang. Có 23 loại vạch kẻ đường được đánh dấu từ 1.1 đến 1.23.

Nhóm biển báo này có ý nghĩa biển báo giao thông chỉ dẫn dành riêng cho đường cao tốc.

Là hiệp định GMS – CBTA có vai trò tạo ra một hệ thống vận tải xuyên quốc gia bao gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc.

Nhìn chung thì việc ghi nhớ ý nghĩa biển báo giao thông phổ biến vẫn là chưa đủ, bạn nên học biển báo giao thông của tất cả các nhóm để phân biệt và chấp hành nghiêm chỉnh. Hi vọng, những kiến thức chia sẻ trên đây tại taplai.com đã giúp bạn đọc “bỏ túi” thông tin nhiều hơn.

Thông tin

Bằng B2 Bằng C Ngày khai giảng Thứ Ba 14/11/2023 Thứ Ba 14/11/2023 Lịch học (dự kiến) (Sau 3,5 tháng tốt nghiệp) (Sau 6 tháng tốt nghiệp) Hỗ trợ 🔸Trả góp 0%, hỗ trợ học đậu 100% ⛔không thi trên cabin mô phỏng Cam kết 🔸Có hợp đồng cam kết trọn gói không phát sinh thêm chi phí

Bạn đang xem bài viết: Hình ảnh, ý nghĩa biển báo giao thông đường bộ mới nhất. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Biển báo cấm xe đạp

Biển báo cấm trong luật giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất

Cần biết: 06 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ

Biển báo cấm người đi bộ và những điều cần biết rõ

Hình ảnh, ý nghĩa các loại biển báo giao thông đường bộ mới nhất

Hình ảnh biển báo giao thông đường bộ và ý nghĩa mới nhất 2020

Đặc điểm chung của nhóm biển báo cấm

Biển báo giao thông là gì? Các loại biển báo giao thông cơ bản cần biết

Contact Me on Zalo