Hỏi đáp bài tập online nhanh chóng, chính xác
Trả lời
GS. Đàm Thị Ngọc Ánh
10:52, 06/11/2021
Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính” Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước”. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ”Không” mà lại “có”, có “một trái tim” của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chi cần trong xe có một trái tim. Các điệp ngữ “không có”, các từ ngữ tương ứng: “vẫn … chỉ cần có…” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim” trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị. Đoạn thơ trên thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ. Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ… đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đây cũng là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính