KĨ NĂNG KIỂM SOÁT LO LẮNG KHI THUYẾT TRÌNH

Có khi nào bạn tự nghĩ rằng mình không đủ thông minh, bình tĩnh và sự dí dỏm cần thiết để nói trước đám đông hay không? Lo lắng và căng thẳng là những cảm xúc tiêu cực mà phần lớn những người mới thuyết trình đều phải đối mặt.

Sự thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, căng thẳng quá mức khiến bạn “bị run, sợ khi đứng trước đám đông”. Có thể do bạn chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, tự ti về ngoại hình của mình, sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ người khác xem thường mình, sợ thua kém, và có cả những nỗi sợ không có nguyên nhân. Chính những nỗi sợ trên đã làm bạn rất căng thẳng nên bạn thiếu hẳn sự tự tin, không làm chủ được cảm xúc của mình trong khi thuyết trình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn các phương pháp để bạn Làm chủ cảm xúc khi thuyết trình trước đám đông.

Phương pháp 1: Gây dựng sự tự tin

* Nắm chắc chủ đề phát biểu

Nếu bạn lo sợ mình quên mất điều gì đó hoặc nói sai thì cũng là bình thường. Cách tốt nhất để bạn chế ngự nỗi sợ này là chuẩn bị thật kỹ. Hãy tìm đọc các thông tin để hiểu rõ về chủ đề bạn sắp nói. Nếu có thời gian, bạn có thể tìm các tài liệu hoặc video trên mạng để hiểu sâu hơn

· Khi chọn chủ đề phát biểu, bạn nên cố gắng chọn chủ đề mà bạn đã biết.

· Nếu không có nhiều thời gian, bạn hãy lên mạng tìm kiếm và đọc một vài nguồn tài liệu hiện ra đầu tiên. Nhớ đảm bảo đó là các nguồn đáng tin cậy.

* Tạo sườn bài cho những điều bạn muốn trình bày

Bạn không cần phải đọc thuộc lòng chính xác từng từ một, nhưng việc viết ra những gì bạn sắp nói sẽ có ích. Đưa vào dàn ý phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân và chủ đề của bạn, tiếp đó viết ra các đoạn diễn đạt các ý chính và các ý hỗ trợ. Kết thúc bằng phần kết luận nhắc khán giả về những điểm chính trong bài phát biểu của bạn

* Chuẩn bị dàn ý hoặc thẻ ghi nhớ để làm hướng dẫn cho bài phát biểu

Một tờ giấy ghi chú cầm trong tay trong lúc phát biểu sẽ rất hữu ích nếu bạn quên mất ý sắp nói. Tuy nhiên, giấy ghi chú không nên quá dài vì rất dễ bị nhầm lẫn. Thay vào đó, bạn nên ghi các ý cơ bản của bài phát biểu trên dàn ý hoặc thẻ ghi nhớ. Như vậy, bạn có thể liếc nhanh xuống và tìm được ngay điểm quan trọng nhắc cho bạn điều gì cần nói

* Tập luyện trước khi phát biểu

Hẳn bạn đã từng nghe câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, và thực tế đúng là như vậy. Có thể bạn không có bài phát biểu hoàn hảo, nhưng việc thực hành sẽ giúp bạn tự tin khi bước lên bục trước đám đông khán giả. Hãy bắt đầu bằng việc đọc lên thành tiếng. Khi cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể tập nói trước gương

* Tự ghi lại hình ảnh để cải thiện phần trình bày của bạn

Dùng máy quay video hoặc điện thoại để quay lại hình ảnh bạn đang phát biểu. Hãy xem như chiếc điện thoại là khán giả, nhớ ra điệu bộ và biểu cảm trên nét mặt. Sau khi quay phim xong, bạn hãy xem lại đoạn phim và tìm những điểm mà bạn có thể làm tốt hơn. Thực hiện điều này nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy tự tin

* Tập nói trước gia đình và bạn bè trước khi phát biểu trước công chúng

Chọn những người có thể cho bạn các nhận xét trung thực về những điểm cần cải thiện nhưng vẫn luôn ủng hộ bạn. Trình bày bài phát biểu trước người thân như trước khán giả. Hỏi mọi người xem họ thích điểm nào ở phần trình bày của bạn và những điểm nào bạn cần làm tốt hơn.

Phương pháp 2: Đối phó với chứng sợ sân khấu

* Mỉm cười để giải phóng nhanh chất endorphin tạo cảm giác hạnh phúc

Cách dễ nhất để lấy lại bình tĩnh là mỉm cười, cho dù chỉ là nụ cười giả tạo. Khi mỉm cười, cơ thể tự nhiên sẽ tiết ra endorphin và giúp chúng ta vui hơn. Hãy cố gắng nở nụ cười hoặc nghĩ về một điều gì đó thú vị để giúp bản thân nhanh chóng cảm thấy thoải mái.

· Thử nghĩ về một cảnh trong vở kịch hài yêu thích của bạn. Một lựa chọn khác là đọc một truyện cười mà bạn thấy vui.

· Nếu có thể, bạn hãy xem các meme trên điện thoại để có thể mỉm cười tự nhiên.

* Hít thở sâu để giúp cơ thể thư giãn

Hít vào từ từ qua mũi khi đếm đến 5. Tiếp theo, nín thở trong 5 tiếng đếm. Cuối cùng, thở ra từ từ khi đếm đến 5. Thực hiện 5 lần hít thở như vậy để lấy lại bình tĩnh.

· Nếu sắp đến lúc bước lên sân khấu, bạn chỉ cần hít thở sâu, hút không khí vào bụng, sau đó thở ra qua miệng.

· Liệu pháp hít thở sâu có thể giúp bạn giảm căng thẳng trong cơ thể và nhanh chóng bình tĩnh trở lại.

* Đặt bàn tay lên trán để làm dịu phản xạ “chiến đấu hay bỏ chạy”

Chứng sợ sân khấu có thể kích thích phản xạ “chiến đấu hay bỏ chạy”, khi đó máu sẽ tự động dồn đến tay và chân. Tuy nhiên, bạn có thể đưa máu lên đầu trở lại bằng cách đặt bàn tay lên trán. Bàn tay bạn sẽ gửi tín hiệu cho cơ thể vận chuyển máu lên đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung suy nghĩ vào bài phát biểu.

  • Máu sẽ dồn đến tứ chi trong thời gian diễn ra phản xạ “chiến đấu hay bỏ chạy” do cơ thể phải chuẩn bị cho hành động thể chất.
  • Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bình tĩnh hơn sau vài phút.

* Tưởng tượng bạn đang trình bày một bài phát biểu tuyệt vời.

Phương pháp hình dung có thể giúp bạn cảm thấy như thực sự đang trải qua những gì bạn đang vẽ ra trong tâm trí. Nhắm mắt và mường tượng cảnh bạn đang làm xuất sắc nhiệm vụ và mọi người hào hứng lắng nghe bạn. Sau đó, hãy tưởng tượng bạn kết thúc bài phát biểu và bước xuống trong tiếng vỗ tay.

  • Cách này có thể giúp bạn thư giãn, vì nó tạo cho bạn cảm giác thành công.

* Tìm kiếm các cơ hội thực hành nói trước đám đông trong các tình huống ít căng thẳng hơn

Cách tốt nhất để giảm hồi hộp là thực hành nhiều hơn, nhưng điều này sẽ khó khi bạn lo sợ. Hãy bắt đầu từ bước nhỏ bằng cách nói trước một nhóm bạn bè, xung phong phát biểu ở câu lạc bộ trong cộng đồng địa phương, trước các nhóm nhỏ trong lớp hoặc ở cơ quan.

Đỗ Ngọc Bích – Bộ môn Tâm lý

Bạn đang xem bài viết: KĨ NĂNG KIỂM SOÁT LO LẮNG KHI THUYẾT TRÌNH. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Bệnh hồi hộp run tay – Nguyên nhân và cách khắc phục

Người bệnh run chân tay nên tập luyện như thế nào?

8 nguyên nhân gây run chân tay và cách điều trị hiệu quả

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Cách trị ‘bệnh run’ trong phòng thi

Cách luyện tay không run – Hiệu quả, đơn giản, dễ áp dụng

Cách giữ bình tĩnh khi run ai cũng có thể áp dụng

Cách Giữ Bình Tĩnh Khi Nói Trước Đám Đông

Contact Me on Zalo