Mức phạt lỗi điều khiển xe máy không có hệ thống hãm và không có Giấy phép lái xe là bao nhiêu tiền?

Mức phạt lỗi điều khiển xe máy không có hệ thống hãm và không có Giấy phép lái xe là bao nhiêu tiền?

Thứ nhất, mức phạt lỗi điều khiển xe máy không có hệ thống hãm

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây

g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn điều khiển xe máy mà không có hệ thống hãm thì bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Mức phạt lỗi điều khiển xe máy không có hệ thống hãm và không có Giấy phép lái xe là bao nhiêu tiền?

Thứ hai, quy định xử phạt lỗi điều khiển xe máy mà không có Giấy phép lái xe

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”

Đồng thời, căn cứ điểm k khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn không có Giấy phép lái xe nhưng điều khiển xe máy thì bạn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời sẽ bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Thứ ba, quy định xử phạt chủ phương tiện vi phạm

Căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, theo các quy định trên, trường hợp xe máy do anh trai bạn đứng tên và nhưng giao cho bạn không có Giấy phép lái xe điều khiển – người lái xe không đủ điều kiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật
Pháp luật

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

  • Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn được thành lập lại trong trường hợp nào? Hội đồng có trách nhiệm gửi kết quả tư vấn thuế cho những ai?
  • Mẫu Phiếu thu mới nhất theo Thông tư 200, 133, 107 có dạng như thế nào? Tải mẫu phiếu thu ở đâu?
  • Sau cải cách tiền lương 2024 thì phụ cấp của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã có bị cắt giảm?
  • Giấy phép lao động sắp hết hạn nhưng có thay đổi thông tin về số hộ chiếu trên giấy phép thì phải thực hiện thủ tục cấp lại hay gia hạn?
  • Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp có nội dung nào?

Bạn đang xem bài viết: Mức phạt lỗi điều khiển xe máy không có hệ thống hãm và không có Giấy phép lái xe là bao nhiêu tiền?. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Quên không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Các mức phạt lỗi không có hoặc không mang theo giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe-cac muc phat loi khong co hoac khong mang theo giay dang ky xe giay phep lai xe

Đi xe máy không có bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền từ 2023?

Bị giữ giấy phép lái xe mà không nộp phạt đúng hẹn sẽ bị xử lý ra sao?

Mức phạt lỗi không có bảo hiểm xe máy, ô tô mới nhất

Tài xế lưu ý: Lỗi không mang và không có bằng lái bị xử phạt khác nhau

Lỗi quay đầu xe gây tai nạn bị phạt ra sao?

Lỗi không có bằng lái A2 phạt bao nhiêu theo quy định mới?

Contact Me on Zalo