Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ (thì) trên ô tô

thumbnail

Ngày đăng: 05/07/2021

Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ (thì) trên ô tô

Động cơ 4 kỳ (thì) là gì ?

Các loại động cơ đốt trong thường sử dụng hai loại là động cơ 4 kỳ (thì) và động cơ 2 kỳ (thì). Đa số động cơ lắp trên ô tô là loại động cơ 4 kỳ (thì). Vậy động cơ 4 kỳ là gì ? Tại sao lại gọi là động cơ 4 kỳ (thì)

Động cơ 4 kỳ (thì) là loại động cơ hoạt động theo 4 chu kỳ gồm có kỳ nạp (hút), kỳ nén, kỳ nổ, kỳ xả (thải). 4 chu kỳ này hoạt đông theo 1 chu trình tuần hoàn kép kín, kỳ này nối tiếp kỳ kia, kỳ cuối cùng là kỳ xả (thải) thì tiếp theo đó lại là kỳ nạp (hút)

Nguyên lý hoạt động chung của các loại động cơ này là hỗn hợp không khí và nhiên liệu được nạp vào xi lanh, hỗn hợp này được đốt cháy, lực phát sinh do hỗn hợp cháy sẽ đẩy piston chuyển động qua lại theo một trục. Thông qua tay biên và trục khuỷu, chuyển động qua lại của piston sẽ biến thành chuyển động quay. Đa số các động cơ lắp trên ô tô ngày nay là động cơ 4 kỳ, chu kỳ làm việc 4 kỳ còn gọi là chu kỳ otto để ghi nhớ công lao của Nicolaus Otto, người đã phát minh ra vào năm 1867.

Hình ảnh mô tả hoạt động của 4 kỳ ( thì ) Nạp, nén, nổ, xả

Đồ thị mô tả nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ

1. Chu kỳ Nạp (A-B): Piston bắt đầu từ Điểm Chết Trên (ĐCT) đi xuống, xupáp nạp mở, với động cơ xăng, hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đưa vào động cơ, với động cơ diesel chỉ có không khí.

2. Chu kỳ Nén (B-C): Piston đi lên nén hỗn hợp không khí và nhiên liệu hoặc không khí do đó áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt tăng. Với động cơ xăng nhiên liệu sẽ bay hơi. Tỉ số nén của động cơ xăng khoảng 10:1, tỉ số nén của động cơ diesel khoảng từ 17:1 đến 25:1.

3. Chu kỳ Nổ (C-D): Piston lên đến Điểm Chết Trên (ĐCT), với động cơ xăng bugi sẽ đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp, với động cơ diesel, nhiên liệu sẽ được phun vào trước thời điểm piston lên đến ĐCT một chút và tự bốc cháy do áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt. Nhiên liệu không hoàn toàn cháy tại thời điểm do đó có một khoảng thời gian trễ từ khi đánh lửa đến đỉnh áp suất. Dưới áp suất hỗ hợp khí cháy, piston đi xuống.

4. Chu kỳ Xả (D-E): Khi piston đi đến ĐCD, xu páp thải mở và khí thải được thải ra ngoài qua ống xả.

  • Bảo dưỡng thay dầu xe ô tô
  • Bảo dưỡng sửa chữa
  • Sửa chữa điện – điều hòa
  • Nạp ga điều hòa ô tô
  • Sơn xe ô tô
  • Đánh bóng xe ô tô
  • Sơn đổi màu xe ô tô
  • Độ xe – Nâng đời xe ô tô
  • Sơn Lazang – mâm xe ô tô
  • Sơn phủ gầm cao su non
  • Vệ sinh khoang máy xe ô tô
  • Dán film cách nhiệt cho ô tô
  • Đại lý film cách nhiệt Hi-Kool chính hãng
  • Lắp đặt camera
  • Lắp đặt phụ kiện, đồ chơi, độ đèn, loa
  • Lắp đặt cảm biến áp suất lốp

Email: otomydinhthc@gmail.com

Mọi tư vấn, báo giá của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí

Bạn đang xem bài viết: Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ (thì) trên ô tô. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Nguyên lý động cơ xăng 4 kỳ 1 xy lanh

Nguyên lý làm việc động cơ 4 kì không tăng áp chi tiết nhất

Giáo án Công nghệ Lớp 11 – Tiết 28+29: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong – Năm học 2019-2020 – Nguyễn Quốc Hội

Nguyên lí làm việc của đông cơ diezen 4 kì như nào?

Động cơ hai kỳ – Wikipedia tiếng Việt

[SGK Scan] ✅ Bài 21. Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG PowerPoint Presentation

Cộng đồng Kỹ thuật cơ điện Việt Nam EBOOKBKMT – Vietnam M&E Technology Community

Contact Me on Zalo