Phanh tang trống là gì – Cấu tạo phanh tang trống
Phanh tang trống hay còn gọi là phanh cơ là loại phanh được sử dụng lâu đời nhất trên các dòng xe. Nhất là trên các dòng xe có công suất nhỏ, dễ thấy nhất đó là trên xe máy. Và hiện nay thi phanh tang trống cũng được sử dụng phổ biến đối với loại xe lôi chuyên dụng. Hiện nay phanh tang trống đã được thay thế dần bằng những loại phanh tốt hơn như phanh đĩa, phanh hơi, phanh ABS,… Tuy nhiên phanh tang trống vẫn được sử dụng rộng rãi bởi dễ sử dụng, dễ sửa chữa và bảo dưỡng. Vậy cấu tạo phanh tang trống là gì? Cơ cấu hoạt động như thế nào? Nhất định bạn phải nắm rõ những thông tin này để có cách khắc phục kịp thời nhất khi gặp sự cố bất ngờ lúc đang lưu thông.
Cấu tạo phanh tang trống trên xe máy
Phanh tang trống được sử dụng rộng rãi trên xe đạp, được lắp ở bánh sau. Sau đó được ứng dụng phổ biến trên xe máy. Phanh tang trống được lắp trực tiếp lên trục của bánh xe máy. Khi phanh, dây cáp sẽ kéo thanh điều chỉnh phanh. Qua đó, tác động lên ống phanh và pít tông. Lực ép má phanh và khiến bánh xe dừng lại.
Cấu tạo chung
Phanh tang trống gồm các phần cơ bản như trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác.
Trống phanh thường được gia công bằng gang xám, hình trụ. Chịu được mài mòn, có độ bền rất cao, tản nhiệt tốt. Tuy nhiên đặc tính của gang là giòn dễ vỡ. Vì vậy các nhà sản xuất đã dần dần thay thế bằng hợp kim thép và các-bon với bề mặt chịu ma sát bằng gang. Trống phanh được gắn cố định vào trục xe, chuyển động theo vòng quay của bánh xe.
Má phanh được làm bằng vật liệu chịu mài mòn cao.Bởi đây là bộ phận sẽ bị mòn đi trong quá trình phanh. Do ma sát trực tiếp giữa má phanh và trống phanh. Má phanh được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh. Khi má phanh bị mòn có thể thay thế bằng các má phanh mới khác.
Guốc phanh được làm từ nhôm đúc. Trọng lượng nhẹ và nhanh thoát nhiệt. Guốc phanh cố định 2 má phanh tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh. Toàn bộ phanh đều được định vị trên thanh trục xuyên qua lỗ trục của giảm sóc xe
Phanh tang trống có lực phanh không quá lớn. Nên chỉ đủ hãm các loại xe máy có công suất thấp với dung tích xi lanh dưới 175cc. Trên các xe máy công suất lớn, phanh tang trống có tác dụng tối đa khi chạy ở tốc độ thấp. Phanh loại này không phù hợp khi chạy xe ở tốc độ cao, vì lực hãm phanh không đủ để dừng xe.
Một số loại phanh tang trống phổ biến
Phanh tang trống có nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và cấu tạo guốc dẫn hay kéo. Vì vậy chúng thường được chia thành 4 loại sau:
+ Loại dẫn và kéo.
+ Loại 2 guốc dẫn.
+ Loại có 1 trợ động.
+ Loại có 2 trợ động.
Cơ cấu phanh tang trống hoạt động như thế nào
Cơ chế hoạt động
Phanh xe chính là hoạt động đạp phanh khiến bánh xe dừng quay, làm cho xe dừng lại.
Khi phanh tang trống ở trạng thái bình thường không làm việc, các chi tiết không hoạt động. Lò xo hồi vị kéo má phanh và guốc phanh thu nhỏ vào trong, tạo khoảng trống giữa má phanh và trống phanh. Làm cho xe di chuyển một cách dễ dàng.
Khi muốn dừng xe, lái xe đạp vào chân phanh. Lực từ chân phanh sẽ truyền đến hệ thống phanh. Cơ cấu trong phanh tang trống sẽ đẩy guốc phanh ép chặt má phanh vào trống phanh. Tạo ra áp lực ma sát, làm cho trống phanh cùng bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc cho đến khi xe dừng lại.
Ưu nhược điểm của phanh tang trống
Ưu điểm:
+ Cấu tạo đơn giản.
+ Khả năng giảm tốc đảm bảo.
+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế thấp.
Nhược điểm:
+ Không được sử dụng cho những xe có khối lượng hay công suất lớn.
+ Thời gian giảm tốc chậm, quãng đường và thời gian dừng xe sẽ lớn.
+ Má phanh hay bị mòn, dễ bị mất phanh.
Những lỗi thường gặp của phanh tang trống
Phanh tang trống sinh ra rất nhiều nhiệt khi sử dụng nên việc hỏng hóc cũng khá phổ biến.
+ Phanh không ăn: Đây là hiện tượng bóp hoặc đạp phanh rất mạnh, đi hết hành trình của cần phanh nhưng xe không giảm tốc độ hoặc giảm rất chậm. Nguyên nhân có thể là do má phanh bị mòn chưa được điều chỉnh hoặc thay thế. Ngoài ra bề mặt má phanh dính dầu mỡ làm giảm ma sát với trống phanh hoặc má phanh bị chai lì cũng gây ra hiện tượng như vậy.
+ Phanh bị kêu: Đây là hiện tượng dễ nhận thấy nhất khi sử dụng phương tiện. Chủ yếu là do cát hoặc nước dính vào má phanh, mặt trống phanh bị trầy xước,… Đây có lẽ là lỗi sự cố mà khá nhiều tài xế mắc phải nhưng vẫn chưa biết cách khắc phục. Vậy thì bạn đừng lo lắng. Bởi sự cố phanh tang trống bị kêu là lỗi rất đơn giản và cách khắc phục cũng không hề khó khăn. Chỉ với vài thao tác và kỹ năng cơ bản là bạn đã có thể khắc phục sự cố phanh xe ba bánh bị kêu một cách rất nhanh chóng
+ Bó phanh: Là hiện tượng sau khi nhả phanh nhưng má phanh không tách khỏi trống phanh để di chuyển về vị trí ban đầu. Nguyên nhân có thể là do lò xo hồi vị bị yếu, trục quả đào bị mòn và khô dầu.
+ Má phanh nhanh mòn hoặc trơ lì: Nguyên nhân có thể là do má phanh kém chất lượng hoặc má phanh bị rà liên tục vào trống phanh.
+ Má phanh bong, vỡ: Đây là hiện tượng rất ít khi gặp. Tuy nhiên nếu gặp phải thì hậu quả vô cùng lớn. Khi má phanh bị bong, vỡ sẽ khiến cho bánh xe bị kẹt cứng gây dừng xe đột ngột. Rất nguy hiểm khi đang đi nhanh hoặc đi đường đông người.
Lưu ý khi sử dụng phanh tang trống
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh. Tra dầu mỡ vào những chi tiết cần được bôi trơn để phanh hoạt động trơn tru.
+ Vệ sinh xe định kì hoặc sau khi đi vào những nơi có nhiều bùn đất và cát bụi.
+ Thay thế và sửa chữa hệ thống phanh tại những cơ sở uy tín và chuyên nghiệp.
Ứng dụng của phanh tang trống trên xe ba bánh chở hàng
Hầu hết, các dòng xe 3 bánh hiện nay đều dùng để chuyên chở hàng hóa. Có ứng dụng rất rộng trong thực tế tại Việt Nam. Lợi ích của xe lôi chở hàng hiện nay không thể phủ nhận mặc dù nó chưa được nhà nước công nhận là một phương tiện lưu thông thực sự.
Do nó cần chở hàng và bản thân nó cũng mang theo khung xe khá nặng. Nên nếu lựa chọn phanh xe là loại thắng đĩa thực sự là một sai lầm nguy hiểm khi vận hành. Bởi với tốc độ chỉ cần ở mức trung bình thôi, kèm theo tải trọng mà thắng đĩa được bóp. Nó sẽ khiến toàn bộ xe dừng cứng ngắc 1 cách đột ngột.
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Thắng đĩa sẽ bị cong gãy – hoặc vỡ phần gắn với trục bánh xe
- Toàn bộ phần hàng sẽ dồn lực về phía trực khiến xe mất cân bằng hoặc hàng hóa bị lao ra khỏi xe.
Cả 2 điều kể trên đều cực nguy hiểm.
Vậy nên phanh tang trống hay còn gọi là phanh cơ sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho loại xe chở hàng này. Nó mớm đà giữ từ từ. Mang lại cảm giác dễ xử lý cho người điều khiển. Không làm cho xe văng theo quán tính quá nhanh.