Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Phân biệt các loại vết nứt trần để khắc phục

Trần nhà bị nứt là hiện tượng nhiều công trình gặp phải, liệu điều này có nguy hiểm không là thắc mắc cũng như lo lắng chung của rất nhiều người. Nếu công trình nhà bạn đang gặp phải sự cố này, hãy xem hết bài viết chia sẻ thông tin tại sao sàn nhà bị nứt, hậu quả cũng như cách khắc phục nứt trần nhà dưới đây.

Trần nhà bị nứt có gây nguy hiểm không?

Trần nhà bị nứt gãy tạo ra các khe hở rộng, điều này khiến gia chủ luôn bất an, lo lắng. Hiện tượng trần nhà nứt lớn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đe dọa đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào nứt trần nhà cũng nguy hiểm, việc này còn tùy thuộc vào vết nứt.

Mức độ ảnh hưởng trần nhà bị nứt căn cứ vào độ sâu của vết nứt

Mức độ ảnh hưởng trần nhà bị nứt căn cứ vào độ sâu của vết nứt

Để đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng khi trần nhà bị nứt tới chất lượng ngôi nhà cần căn cứ vào độ sâu của vết nứt, phạm vi ảnh hưởng là lớn hay nhỏ để kết luận đó là vết nứt vữa hay vết nứt sâu bê tông.

  • Với vết nứt nhỏ: Thường là nứt vữa và hầu như không phát triển thêm. Chúng chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của công trình chứ không nguy hiểm tới kết cấu toàn ngôi nhà.
  • Với vết nứt sâu, dài rộng: Với những vết nứt này nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng tới kết cấu bê tông và toàn bộ căn nhà. Trần nhà bị nứt do kết cấu nền móng hoặc kết cấu quá tải thì đây là một dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Tình trạng sụt lún nghiêm trọng có thể khiến trần sập, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của gia đình và những hộ dân xung quanh.

Nguyên nhân trần nhà bị nứt?

Trên thực tế, chúng ta không thể khẳng định rằng mình đã đánh giá hết các nguyên nhân gây hiện tượng nứt trần nhà. Tuy vậy, theo kinh nghiệm lâu năm của những chuyên gia và thợ lành nghề, thường hiện tượng trần nhà bị nứt chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Do địa chất không ổn định

Tại sao sàn nhà bị nứt? Đầu tiên phải kể đến là do địa chất không ổn định. Chẳng hạn như móng nhà, phần thì nằm ở góc ao, phần thì nằm ở đất liền, gia công không đồng đều giữa các cột dẫn tới sự lún móng không đồng đều. Khi đó sẽ tạo ra hiện tượng nhà nghiêng về một vị trí. Chắc chắn trần nhà sẽ bị vặn gây nứt ngang-dọc bất định.

Địa chất không ổn định gây nứt trần nhà

Địa chất không ổn định gây nứt trần nhà

Do đó, khi khảo sát địa chất xây dựng cần chú ý:

  • Khảo sát, đánh giá chuẩn xác nền đất trước khi thi công nhằm đánh giá các mức độ thích hợp về địa điểm, môi trường của công trình dự kiến sẽ thực hiện
  • Đề xuất ra các biện pháp thi công hữu hiệu, tốt nhất có thể. Thấy trước đồng thời phòng những rủi ro, khó khăn có thể xảy ra trong quá trình xây dựng
  • Cuối cùng là thiết kế hình dạng ngôi nhà, lựa chọn giải pháp nền móng cho công trình sao cho hợp lý với địa chất.

Do kỹ thuật xây dựng kém

Vấn đề thi công cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng Trần nhà bị nứt:

  • Gia cố, đóng cọc, xử lý nền móng không đảm bảo kỹ thuật
  • Giằng móng không đảm bảo tiêu chuẩn
  • Chất lượng bê tông không đạt, cường độ chịu nén của bê tông quá thấp, mác bê tông không đủ
  • Chất lượng cốt thép kém: thép quá thưa, bản quá rộng
  • Quá trình thi công để xảy ra tình trạng mạch ngừng, chất liệu làm bê tông khác nhau giữa các lần
  • Xây dựng, gia cố công trình vượt quá sức chịu đựng của nền móng dẫn tới vỡ móng và làm nghiêng nhà.

Dù thi công bởi đội thợ tay nghề cao thì cũng chỉ đảm bảo công trình được xây dựng theo ý bạn chứ khó tránh được hiện tường tường, trần nhà trong quá trình sử dụng bị nứt, móng bị lún… Do vậy, khi thi công nhà ở, chúng ta cần đảm bảo kỹ thuật xây dựng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Thi công không đảm bảo kỹ thuật là nguyên nhân khiến trần nhà bị nứt

Thi công không đảm bảo kỹ thuật là nguyên nhân khiến trần nhà bị nứt

Do tác động của ngoại cảnh

Những tác động của ngoại cảnh như: bị đâm đụng, nhà bên cạnh xây dựng, dư chấn động đất,… cũng là nguyên nhân trần nhà bị nứt. Ngoài ra, thời tiết thay đổi liên tục như nắng nóng cực độ, mưa dầm trong thời gian dài mang theo hơi ẩm chứa các chất ăn mòn vật liệu… cũng làm trần nhà bị nứt.

Với nguyên nhân này, hầu hết chúng ta không có sự chuẩn bị trước nào để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà mà chỉ có thể khắc phục hậu quả. Bởi khi gặp những tình huống này, ngôi nhà bị rung lắc một cách bất thường khiến các lớp tường, vữa trát bị đứt gãy tạo ra các đường nứt ngang trên bề mặt.

Trần nhà bị nứt vết cho phép của bê tông là bao nhiêu?

Tiêu chuẩn vết nứt bê tông cho phép phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây của bê tông. Cụ thể như:

  • Đối với vết nứt dầm, sàn bị võng: dưới 1mm
  • Đối với vùng giữa phần nhịp của dầm chịu kéo: nhỏ hơn 0.5mm
  • Đối với vết nứt vì lực cắt: nhỏ hơn 0.4mm
  • Đối với vết nứt cốt thép của dầm, sàn bị ăn mòn: nhỏ hơn 1mm

Tùy vào vị trí và nguyên nhân mà vết nứt cho phép của bê tông là khác nhau

Tùy vào vị trí và nguyên nhân mà vết nứt cho phép của bê tông là khác nhau

  • Đối với vết nứt cốt để chịu lực có vết nứt dạng thẳng đứng: nhỏ hơn 1mm.
  • Đối với vết nứt dạng đan xiên của tường: nhỏ hơn 0.4mm.
  • Đối với vết nứt dạng ngang của thanh cánh hạ: nhỏ hơn 1mm.

Phân loại các vết nứt trần nhà

Thông thường, người ta phân vết nứt trần nhà thành 2 loại: theo nguyên nhân xuất hiện và theo mức độ nguy hiểm.

Theo nguyên nhân xuất hiện

  • Vết nứt xuất hiện do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng (ví dụ như nền móng kết cấu công trình)
  • Vết nứt bê tông do tác động từ cốt thép ứng lực trước
  • Vết nứt công nghệ do bê tông co ngót, mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, chế độ nhiệt ẩm không đảm bảo
  • Vết nứt hình thành do ăn mòn cốt thép và một số nguyên nhân khác…

Vết nứt trần nhà được phân thành 2 loại

Vết nứt trần nhà được phân thành 2 loại

Theo mức độ nguy hiểm

  • Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, lúc này cần gia cố kết cấu bê tông trước
  • Vết nứt làm bê tông gia tăng độ thấm nước (ở tường tầng hầm)
  • Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do bê tông, cốt thép bị ăn mòn
  • Vết nứt thường, loại vết nứt này không gây nguy hiểm cho kết cấu do bề rộng vết nứt thường không vượt quá giới hạn cho phép của bê tông.

Khi phát hiện các vết nứt nguy hiểm, cần được xử lý nhanh chóng để tránh ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ ngôi nhà. Bởi nước mưa có thể thẩm thấu dần vào bên trong, thấm vào các bức tường. Tình huống xấu nhất là những mảng bê tông rơi rụng xuống gây mất an toàn cho mọi người trong gia đình.

Cách xử lý khi trần nhà bị nứt

Sau khi xác định nguyên nhân và đánh giá tình trạng trần nhà bị nứt có nguy hiểm hay không. Bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp dưới đây để trám vá lại những vết nứt, ngăn thừa thấm nước và tạo lại liên kết giữa các mảng phân tách trên trần nhà.

Xử lý trần nhà bị vết rạn nứt chân chim

Việc xử lý những vết nứt chân chim trên trần nhà tương đối đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Gia chủ và các thành viên trong gia đình cũng có thể tự xử lý.

Xử lý khi trần nhà bị nứt vết rạn chân chim

Xử lý khi trần nhà bị nứt vết rạn chân chim

Để cải thiện những vết nứt chân chim, cách đơn giản nhất là đục lớp hồ cũ dọc theo hướng các khe nứt. sau đó vệ sinh sạch sẽ về mặt thi công, làm ẩm bằng nước sạch và lại một lớp xi măng, cát mịn. Cuối cùng là sơn trát để hoàn thiện.

Đối với trường hợp đặc biệt, vết nứt chân chim xuất hiện do lớp sơn trần quá mỏng hoặc tiến hành sơn khi bề mặt quá khô. Cách xử lý cũng tương tự như vết chân chim do nứt vữa trát trần nhà nhưng ở giai đoạn hoàn thiện bạn cần phủ thêm lớp sơn chống thấm để tránh tình trạng nước ngấm và gây nứt trở lại.

Một số dòng sơn chống thấm trần nhà được đánh giá cao và nhiều người lựa chọn như:

1. Chống thấm phủ bảo vệ bằng vật liệu Neoproof PU360

Là vật liệu chống thấm PU biến tính, hệ nước, đàn hồi tốt. Sản phẩm lý tưởng cho bề mặt đứng và ngang trước khi bả thạch cao hoặc ốp lát. Sản phẩm có ưu điểm như:

  • Có khả năng kết liền vết nứt chân chim
  • Tạo lớp màng kín hoàn toàn, ngăn sự thâm nhập của hơi ẩm
  • Tăng khả năng chống cong vặn cho bề mặt thi công
  • Thời gian khô nhanh chóng
  • Bím dính được với tất cả các chất liệu xây dựng.

Chống thấm trần nhà bị nứt bằng vật liệu chuyên dụng

Chống thấm trần nhà bị nứt bằng vật liệu chuyên dụng

2. Chống thấm Neoproof 360W

Neoproof 360W là hóa chất chống thấm đàn hồi hệ nước, đặc biệt thích ứng cho bề mặt đứng hoặc nằm ngang trước khi bả thạch cao hoặc ốp gạch men. Nếu phủ kín các vết nứt lớn hơn 1.5mm cần gia cố bằng lưới polyester Neotextile không dệt được thiết kế đặc biệt để tăng độ kết liền.

Tham khảo bài viết: Dịch vụ chống thấm trần nhà chuyên nghiệp, giá tốt

Đặc tính:

  • Tạo lớp màng không phồng rộp, không thấm ẩm, tính chất cơ học cao
  • Khả năng bám dính hoàn hảo trên nhiều loại bề mặt xây dựng
  • Có khả năng kháng kiềm cao
  • Dễ thi công và thời gian khô là ngắn.

3. Chống thấm dột gốc xi măng Revinex Flex ES

Revinex Flex ES là chất chống thấm gốc xi măng có khả năng bám dính hoàn hảo lên hầu hết các chất nền xây dựng. Với khả năng kết liền khe nứt, người ta thường dùng loại vật liệu này để chống thấm cho vết nứt chân chim.

Đặc tính sản phẩm:

  • Độ đàn hồi cao nên có thể dùng dưới lớp gạch ốp
  • Dễ trộn, dễ thi công bằng lu, chổi quét hay máy phun sơn bả
  • Không cần thi công lớp lót trước khi quét lớp chống thấm
  • Bám dính tốt trên hầu hết chất nền xây dựng như bê tông, đá, gốm sứ, gạch…
  • Không chứa chất độc hại, không gây ô nhiễm cho môi trường.

4. Chống thấm Revinex Flex FP

Revinex Flex FP có thể được sử dụng cho các ứng dụng chống thấm khác nhau tùy theo đặc thù của hạng mục. Lý tưởng cho chống thấm trần, tầng hầm, tường,…

Khắc phục trần nhà bị nứt chân chim bằng Revinex Flex FP

Khắc phục trần nhà bị nứt chân chim bằng Revinex Flex FP

Đặc tính nổi bật:

  • Có thể ốp lát trực tiếp gạch, đá lên bề mặt trần sau khi màng chống thấm khô
  • Có khả năng kết liền khe nứt, bám dính lên hầu hết các chất nền xây dựng
  • Có khả năng chịu áp suất thủy tĩnh âm, dương
  • Không chứa clorua, muối ăn mòn
  • Không chứa chất độc hại và không gây ô nhiễm.

Xử lý chống thấm trần nhà bị nứt ngang

Đối với vết nứt này, các đơn vị thi công thường sẽ khắc phục bằng keo silicon hoặc lưới thép chống nứt.

Xử lý trần nhà bị nứt lớn

Xử lý trần nhà bị nứt lớn

  • Bắn keo silicon: đây là một trong những loại keo có tính kết dính rất cao, giúp phủ kín bề mặt nứt đồng thời chống thấm cho công trình. Lưu ý, trước khi bắn keo cần mở rộng vị trí vết nứt rồi trám một lớp keo dán tường, keo chống thấm vào. Cuối cùng là phủ một lớp sơn lên bề mặt vết nứt vừa được xử lý.
  • Sử dụng lưới thép chống nứt: đây là kỹ thuật tô một lớp xi măng nguyên chất lỏng lên bề mặt khu vực bị nứt. Bạn cần đặt một lưới thép cố định tại vị trí vừa tô và phủ lớp hồ dầu mỏng lên trên. Lưu ý, những vết nứt sâu không thể tự sửa chữa mà cần nhờ đến sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên nghiệp để đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

Lưu ý khi xử lý vết nứt trần nhà

Để việc xử lý tình trạng nứt vữa trát trần nhà hiệu quả, không tiếp tục nứt gãy, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn cách xử lý, khắc phục trần nhà bị nứt phù hợp. Nếu trần nhà chỉ nứt và thấm dột một chút thì hãy chọn keo chống thấm để vừa dễ thi công vừa tiết kiệm chi phí
  • Nếu không quá am hiểu về xây dựng và chống thấm thì hãy cân nhắc tìm đơn vị xử lý trợ giúp. Vì đơn vị chuyên nghiệp sẽ có kiến thức, kinh nghiệm và trang thiết bị đầy đủ giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Đồng thời thực hiện các biện pháp chống thấm chuẩn giúp hạn chế thấp nhất hiện tượng nứt trần nhà tiếp tục xảy ra.

Siêu thị chống thấm là đơn vị có gần 20 năm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu chống thấm và dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp. Với hệ thống siêu thị có mặt khắp cả nước, chúng tôi mang đến sản phẩm chất lượng và dịch vụ uy tín cho các hàng trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Là đơn vị tiên phong trong ngành, đơn vị luôn dẫn đầu trong việc cập nhật công nghệ hiện đại và phân phối các vật liệu chống thấm chất lượng, thân thiện với môi trường.
  • Sản phẩm 100% chính hãng, đảm bảo tiêu chuẩn châu Âu, không gây hại cho người thi công và người sử dụng
  • Giá cả cạnh tranh, cung cấp dịch vụ trọn gói, tối ưu chi phí cho khách hàng
  • Quy trình thi công giám được sát nghiêm ngặt bởi kỹ thuật viên
  • Cung cấp các giải pháp chống thấm đa dạng từ nhiều loại vật liệu và mức giá khác nhau
  • Chính bảo bảo hành sản phẩm theo quy định của nhà sản xuất, bảo hành riêng cho từng công trình đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề trần nhà bị nứt. Mong rằng với những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng nứt trần nhà cũng như giải pháp khắc phục. Truy cập ngay vào website: https://sieuthichongtham.com.vn/ để xem nhiều hơn các dòng sản phẩm hoặc gọi đến Hotline 0904 093 533 để được tư vấn, giải đáp.

Bài viết: Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Phân biệt các loại vết nứt trần để khắc phục. Thông tin do Hyundai Kon Tum biên soạn. Hy vọng nội dung trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến cho bạn

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Nhà bị rung lắc nhiều dễ đổ?

Vụ cháy nổ khiến 3 người bị thương, nhiều nhà rung lắc: Hàng chục tiếng nổ do pháo lậu tự cuốn

Sau vụ cao ốc 72 tầng rung lắc mạnh, Trung Quốc cấm xây tòa nhà trên 500m

Xử lý nhà 3 tầng rung lắc khi có xe trọng tải lớn đi qua • Tạp chí Nhà đẹp & Sân vườn

[Bạn có biết] Tại sao các tòa nhà lại sụp đổ khi động đất? Sự thật phức tạp hơn bạn nghĩ! – Trường Phổ Thông Tân Hòa

Nguy hiểm khi đặt vật nặng trên mái nhà

Vụ cháy nổ khiến 3 người bị thương, nhiều nhà rung lắc: Phát hiện xác giấy nghi pháo nổ

Contact Me on Zalo