Từ 24/1, những xe nào bị cấm đường tại Hà Nội?
Để đảm bảo an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ các hoạt động của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Công an TP. Hà Nội đã có phương án phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện theo giờ trong 10 ngày, từ 24/1 đến 2/2.
Loại xe bị ảnh hưởng trực tiếp trong thời gian này là ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 500kg trở lên và xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng từ 24 chỗ trở lên (trừ các phương tiện phục vụ Đại hội, xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh môi trường và xe giải quyết, khắc phục sự cố,…).
Xe tải có khối lượng chuyên chở trên 500 kg bị cấm trên một số tuyến đường. |
Các phương tiện khác lưu thông bình thường nhưng khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ phải khẩn trương nhường đường, đi sát vào lề đường phía bên phải theo chiều đi, và dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.
Những tuyến đường, thời gian cấm xe tải, xe khách lưu thông như sau:
– Ngày 24/1: Từ 6h đến 9h
Tạm cấm ô tô tải, xe khách trên các tuyến đường: Phạm Hùng (đoạn từ Phạm Hùng – Mễ Trì đến Phạm Hùng – Trần Duy Hưng); đại lộ Thăng Long (làn đường tiếp giáp với Trung tâm Hội nghị quốc gia, đoạn từ Phạm Hùng – Trần Duy Hưng đến đường gom phải đại lộ Thăng Long – Lê Quang Đạo); Đỗ Đức Dục; Khuất Duy Tiến (từ Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương đến Khuất Duy Tiến – đại lộ Thăng Long).
Và các tuyến: Trần Duy Hưng; Nguyễn Chí Thanh; Đào Tấn; Kim Mã; Liễu Giai (đoạn từ Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh đến Liễu Giai – Đội Cấn); Vạn Phúc; Nguyễn Thái Học; Trần Phú; Hùng Vương; Chu Văn An; Hoàng Diệu; Độc Lập; Lê Hồng Phong; Hoàng Văn Thụ; Nguyễn Tri Phương; Điện Biên Phủ; Nguyễn Quyền; Trần Bình Trọng; Trần Hưng Đạo (đoạn từ Trần Hưng Đạo – Yết Kiêu đến Trần Hưng Đạo – Quang Trung); Quán Sứ; Tràng Thi.
Một số tuyến đường cấm xe tải, xe khách |
– Các ngày từ 25/1 đến 2/2: Buổi sáng (6h30-8h30), trưa (10h30- 14h), chiều (16h-18h30)
Tạm cấm xe tải, xe khách trên các tuyến đường: Phạm Hùng (đoạn từ Phạm Hùng – Mễ Trì đến Phạm Hùng – Trần Duy Hưng); đại lộ Thăng Long (làn đường tiếp giáp với Trung tâm Hội nghị quốc gia, đoạn từ Phạm Hùng – Trần Duy Hưng đến đường gom phải đại lộ Thăng Long – Lê Quang Đạo); Đỗ Đức Dục; Khuất Duy Tiến (từ Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương đến Khuất Duy Tiến – đại lộ Thăng Long).
Và các tuyến: Trần Duy Hưng; Nguyễn Chí Thanh; Đào Tấn; Kim Mã; Liễu Giai (đoạn từ Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh đến Liễu Giai – Đội Cấn); Vạn Phúc; Nguyễn Thái Học; Trần Phú; Chu Văn An; Nguyễn Tri Phương; Lê Duẩn (đoạn từ Lê Duẩn – Điện Biên Phủ đến Lê Duẩn – Trần Nhân Tông); Nguyễn Quyền; Trần Bình Trọng; Trần Hưng Đạo (đoạn từ Trần Hưng Đạo – Yết Kiêu đến Trần Hưng Đạo – Quang Trung); Quán Sứ; Tràng Thi.
Riêng thời gian từ 6h30 đến 8h30 ngày 25/1, tạm cấm bổ sung đối với xe tải, xe khách trên một số tuyến đường: Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, Âu Cơ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Thanh Niên, Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Điện Biên Phủ.
Nhiều xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng, bao gồm cả xe đưa đón học sinh sẽ phải thay đổi lộ trình trong thời gian từ 24/1-2/2. |
Xe tải, xe khách được đi trên đường nào?
Theo phương án phân luồng giao thông của Công an TP. Hà Nội, các phương tiện là ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 500kg trở lên và xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng từ 24 chỗ trở lên trong thời gian trên được di chuyển như sau:
– Từ các tỉnh thành phía Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai…) đi các tỉnh thành phía Nam, Tây Nam, Đông Nam (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương…) và ngược lại, đi theo hướng:
Võ Văn Kiệt – cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ – Lê Quang Đạo – rẽ phải vào đường gom phải đại lộ Thăng Long – tỉnh lộ 70 – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Văn Khê – Phúc La – cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – quốc lộ 1A hoặc từ Phạm Văn Đồng đi vành đai 3 trên cao, đến Pháp Vân đi các tỉnh thành phía Nam, Tây Nam, Đông Nam.
Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – cầu Đông Trù – Lý Sơn – quốc lộ 5 – đi các tỉnh thành Hải Dương, Hải Phòng hoặc rẽ cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì – vành đai 3 – Pháp Vân – đi các tỉnh thành phía Nam, Tây Nam.
Cao tốc Hà Nội, Thái Nguyên – cao tốc Hà Nội, Bắc Giang – rẽ quốc lộ 5 đi các tỉnh thành Hải Dương, Hải Phòng…; hoặc đi thẳng cầu Thanh Trì – vành đai 3 – Pháp Vân – đi các tỉnh phía Nam, Tây Nam.
– Từ các tỉnh thành phía Đông, Đông Nam (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương…) đi các tỉnh thành phía Tây, Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La…) và ngược lại, đi theo hướng:
Quốc lộ 1A hoặc quốc lộ 1A mới (cao tốc Hà Nội, Bắc Giang) – cầu Thanh Trì hoặc đến quốc lộ 5 – Đàm Quang Trung – Cổ Linh – cầu Thanh Trì – vành đai 3 trên cao – Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) – Quang Trung (Hà Đông) – quốc lộ 6 – đi các tỉnh phía Tây, Tây Bắc.
Quốc lộ 5 – đường dẫn vành đai 3 – cầu Thanh Trì – Pháp Vân – Ngọc Hồi – Phan Trọng Tuệ – cầu Bươu – Phúc La – Văn Khê – Quang Trung (Hà Đông) – quốc lộ 6 – đi các tỉnh phía Tây, Tây Bắc.
Quốc lộ 5 – Lý Sơn – cầu Đông Trù – Trường Sa – Hoàng Sa – cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng – vành đai 3 trên cao – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – quốc lộ 6 (hoặc Hồ Tùng Mậu – quốc lộ 32 – tỉnh lộ 70 – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Quang Trung (Hà Đông) – quốc lộ 6 – đi các tỉnh phía Tây, Tây Bắc.
Hoàng Hiệp
Tin bài cộng tác của độc giả xin gửi về Ban Ô tô xe máy qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Trân trọng cảm ơn!
Giữ khoảng cách với xe trước thế nào để an toàn và tránh bị phạt?
Giữ khoảng cách an toàn với xe trước sẽ giúp bạn có đủ thời gian xử lý đạp phanh, dừng xe mà không va chạm với xe phía trước, đồng thời còn tránh bị CSGT xử phạt.