Khái niệm và cách bảo quản bugi

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Tuy nhiên, bugi có nhiệm vụ rất quan trọng là phải phát sinh được tia lửa điện giữa hai điện cực ( cực trung tâm và cực bên nối mát), để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã được nạp vào buồng đốt. Cấu tạo của bugi gồm:

1. Điện cực của bugi: Đây là nơi tập trung tạo ra tia lửa điện, vì vậy các nhà sản xuất bugi sử dụng các loại vật liệu thích hợp để tạo ra tia lửa điện ổn định trong mọi điều kiện làm việc khắc nghiệt (nhiệt độ và áp suất luôn thay đổi), cũng như có khả năng chống ăn mòn cao. Thông thường vật liệu dùng để chế tạo lõi điện cực là Đồng (Cu) còn đầu cực nơi phóng ra tia lửa điện là các hợp kim Niken với Crôm, Mangan, Silicon,….
2. Vỏ cách điện: Đảm bảo không rò rỉ điện cao áp, có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ cao, có tính truyền nhiệt tốt. Vật liệu làm vỏ cách điện thường là gốm oxít nhôm (Al2O3).

bao-quan-bugi

Trên thân vỏ cách điện, về phía đầu tiếp xúc với chụp bugi, các nhà sản xuất luôn tạo ra một số nếp nhăn sóng ( thường có khoảng 4 hoặc 5 nếp nhăn sóng), mục đích của việc tạo ra nếp nhăn sóng này để ngăn ngừa hiện tượng phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi xuống phần kim loại (Đánh lửa ra mát động cơ), làm giảm hiệu qủa đánh lửa trong buồng đốt của động cơ.

3. Dung tích khỏang trống : Đây là khoảng trống giữa haiđiện cực, nếu càng lớn và

sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém; ngược lại nếu càng nhỏ và cạn thì khả năng tản nhiệt của bugi càng nhanh. Qua đó, các nhà sản xuất bugi chia bugi ra làm hai loại dựa trên khả năng tản nhiệt của chúng( hoặc theo dung tích khoảng trống) : Bugi loại nóng và bugi loại nguội.

4. Kiểm tra bugi :

Cần kiểm tra và vệ sinh bugi định kỳ, điều này giúp bạn nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ và kịp thời hiệu chỉnh để luôn đạt hiệu qủa làm việc cao nhất.Khi vệ sinh cần làm sạch lớp than cacbon bám ở các điện cực và điều chỉnh lại khe hở đánh lửa giữa hai điện cực. Thông thường, các thợ máy nhìn vào màu sắc ở các điện cực để nhận biết tình trạng của động cơ. Có 3 màu sắc cơ bản :

– Bugi có màu nâu nhạt hoặc màu như đỏ gạch : Nhiên liệu hòa trộn tỉ lệ thích hợp và hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, bugi sử dụng đúng dải nhiệt độ.

– Bugi có màu trắng và khô : Nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ dư gió thiếu xăng, có thể bugi sử dụng loại qúa nóng cho loại động cơ đó.

– Bugi có màu đen và muội than bám nhiều: Nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ thiếu gió dư xăng, có thể bugi sử dụng loại qúa nguội cho loại động cơ đó.

Trong mỗi trường hợp, trước hết cần kiểm tra điều chỉnh lại chế độ hòa trộn nhiên liệu ở chế hòa khí cho đúng tỉ lệ, kiểm tra lọc gió hoặc độ kín của cổ hút(co xăng), vệ sinh lại các điện cực bugi, v.v…; nếu tình trạng động cơ vẫn không được cải thiện nên thay một bugi khác có dải nhiệt độ thích hợp hơn phù hợp với điều kiện của người sử dụng (ví dụ nếu bugi thường xuyên bị dơ đen nên thay bằng bugi có trị số nhỏ hơn).Ngoài ra khe hở giữa 2 cực đánh lửa của bugi nên để trong khoảng : 0,6 ~ 0,7 mm

Bạn đang xem bài viết: Khái niệm và cách bảo quản bugi. Thông tin do Hyundai Kon Tum chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

BUGI MAZDA 323

Bugi phát ra tia lửa điện khi nào ?

Bugi máy phát điện không đánh lửa – Nguyên nhân và cách khắc…

Vai trò và tầm quan trọng của bugi ô tô

Kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu hư hỏng bugi ô tô

Cấu tạo của bugi ô tô

Giải đáp những điều cần biết về bugi ô tô

Contact Me on Zalo