Bộ ly hợp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Bộ ly hợp hay còn gọi là côn xe ô tô là một trong những bộ phận không thể thiếu trên xe ô tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ bộ ly hợp là gì, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bộ phận này ra sao? Suaxenang.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bộ phận côn xe ô tô thông qua bài viết sau.

Bộ ly hợp ô tô là gì?

Mục lục

Khá nhiều người thắc mắc bộ ly hợp là gì. Đây là một cơ cấu được trang bị trên ô tô để nối và tách hai trục quay với nhau. Từ đó giúp các bộ phận này có thể quay với cùng tốc độ hoặc tách riêng để quay với tốc độ khác biệt. Lúc này, 1 trong 2 trục sẽ được puly hoặc động cơ dẫn động trong khi trục kia sẽ dẫn động thiết bị khác. Ly hợp còn có thể xem là vật ma sát hoặc má phanh nên qua thời gian bề mặt sẽ bị mòn đi.

Nhờ sự tồn tại của bộ ly hợp này mà hệ thống truyền động hoạt động ổn định và tốt hơn. Trục ra và trục vào của hộp số sẽ được điều khiển một cách ăn khớp hơn. Thêm vào đó, điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho việc hoạt động của động cơ vì không phải cứ động cơ quay thì bánh xe phải quay. Người tài xế hoàn toàn có thể điều khiển sự chuyển động cũng như dừng lại của xe theo nhu cầu mà không khiến động cơ bị tắt máy. Đó chính là sự cần thiết của việc trang bị ly hợp cho ô tô.

Bạn có biết bộ ly hợp là gì không?

Cấu tạo bộ ly hợp ô tô

Cấu tạo ly hợp được cấu thành từ nhiều chi tiết khác nhau, chúng được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, cụ thể như:

Bánh đà

Bánh đà là bộ phận nhằm tạo ra mômen quán tính khối lượng giúp động cơ hoạt động. Đây được coi là nguồn để các bộ phận khác có thể liên kết lại với nhau. Trên bộ phận này được khoăn các lỗ để các bộ phận ly hợp gắn lên dễ dàng. Bên cạnh đó, nó thường nhẵn để tạo ra bề mặt ma sát, làm bằng chất liệu dày để hấp thụ tốt hơn lượng nhiệt được tạo ra khi sử dụng ly hợp.

Bạc đạn ở tâm bánh đà tương tự như một ổ lót dẫn hướng có nhiệm vụ giữ đầu ngoài cùng của trục sơ cấp hộp số. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nó luôn cần phải được bôi trơn thì mới có thể hoạt động trơn tru.

Đĩa ly hợp (lá côn)

Đĩa ly hợp cần phải lắp ráp với nguồn, sao cho sự tiếp xúc đồng đều với bề mặt ma sát của bánh đà và đĩa ép ly hợp. Bộ phận này có hình tròn, mỏng, làm bằng thép, đặt ở giữa 1 moay ơ. Người ta thường ép vật liệu ma sát bằng đinh tán bên ngoài đĩa ly hợp.

Đĩa ly hợp cần phải lắp ráp với nguồn, sao cho sự tiếp xúc đồng đều với bề mặt ma sát của bánh đà và đĩa ép ly hợp

Vòng bi cắt

Đây là một chi tiết đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo, có nhiệm vụ đóng và cắt ly hợp.

Bàn đạp ly hợp ô tô

Bàn đạp ly hợp có nhiệm vụ tạo ra áp suất thủy lực bên trong xi lanh chính. Áp suất này sẽ tác dụng lên xi lanh cắt ly hợp để thực hiện việc đóng và ngắt ly hợp. Nếu tài xế đạp hết côn (ly hợp) vào nhưng không thể cắt được động lực có thể p ly hợp đã bị mòn hoặc quá trình hoạt động tự do của bàn đạp ly hợp không chính xác. Hành trình chuyển động tự do này của bàn đạp được tính là khoảng cách mà bàn đạp ly hợp có thể dịch chuyển được cho tới khi vòng bi cắt ly hợp ép sát vào lò xo đĩa.

Xi lanh chính

Xi lanh chính của bộ ly hợp gồm có nhiều thành phần như cần đẩy, piston xi lanh chính, lò xo ly hợp, các lò xo hãm và buồng chứa dầu. Trong quá trình hoạt động, piston trượt tạo ra áp suất thuỷ lực giúp cho việc điều khiển đóng cắt ly hợp diễn ra. Lò xo sẽ phản hồi hành động của bàn đạp một cách liên tục kéo cần đẩy về phía bàn đạp ly hợp.

Xi lanh chính của bộ ly hợp gồm có nhiều thành phần

Nắp ly hợp và lò xo đĩa

Bộ phận này dùng để nối và ngắt công suất của mô tơ. Nắp ly hợp có lò xo thực hiện quá trình đẩy đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp.

Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp ô tô

Sau khi đã tìm hiểu bộ ly hợp là gì bạn cần quan tâm đến nguyên lý hoạt động của bộ phận này, cụ thể như sau:

Tài xế thực hiện nhả chân ra khỏi bàn đạp ly hợp (chân côn) để đóng ly hợp. Theo đó, bánh đà sẽ quay, đĩa ma sát bị lò xo đẩy lên trên và áp chặt vào bánh đà thông qua đĩa ép. Nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát, mômen được truyền từ trục khuỷu – bánh đà đến đĩa ma sát và then hoa. Tiếp đó là trục sơ cấp của hộp số, sự hoạt động của các chi tiết trên sẽ tạo thành một khối cùng quay như nhau theo bánh đà.

Khi muốn ngắt hay cắt ly hợp tức là lúc bạn không muốn truyền momen thì đạp pê-đan (côn) để thông qua đòn bẩy và khớp nối. Nhờ vậy, hệ thống trượt sẽ chuyển động sang trái ép sát vào đầu cần bẩy giúp chúng quay trên giá đỡ . Cùng lúc đó, đầu kia của cần bẩy kéo đĩa ép phanh lực ép lò xo, dịch chuyển sang phải, tách đĩa ma sát ra khỏi mặt bánh đà.

Nếu đĩa ma sát đã ở trạng thái tự do thì sẽ không còn sự tiếp xúc của các bề mặt, không thể thực hiện việc truyền momen tới trục sơ cấp hộp số. Muốn ngắt ly hợp bạn cần phải ép khớp trược vào sát đầu lò xo màng hoặc cần bẩy. Tuy nhiên, đối với một số bộ ly hợp khác thì cần phải kéo bộ phận này trượt khởi đầy cần bẩy và lò xo màng.

Khi muốn ngắt hay cắt ly hợp tức là lúc bạn không muốn truyền momen thì đạp pê-đan (côn) để thông qua đòn bẩy và khớp nối

Phân loại bộ ly hợp xe ô tô

Có 2 cách để chúng ta phân loại ly hợp ô tô như sau:

Nếu dựa trên cách truyền momen xoắn từ trục khuỷu tới trục sơ cấp trong hộp số thì có tất cả 4 loại:

  • Ly hợp ma sát
  • Ly hợp liên hợp
  • Ly hợp thủy lực
  • Ly hợp nam châm điện

Dựa trên cách điều khiển xe ô tô sẽ có 2 loại:

  • Loại hoạt động tùy vào sự điều khiển do người lái xe
  • Loại tự động

Có nhiều loại ly hợp ô tô tùy vào cách truyền momen xoắn hoặc cách điều khiển

Lời kết về bộ ly hợp xe ô tô

Hy vọng qua thông tin trên bài viết của suaxenang.com bạn đã hiểu bộ ly hợp là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại của bộ phận này. Đây là một trong những bộ phận rất quan trọng trong vấn đề truyền momen và giúp tài xế lái xe tốt hơn.

Công ty Xe Nâng Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về mua bán, cho thuê xe nâng hàng, sửa chữa xe nâng các hãng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa xe nâng tận nơi tại khu vực Miền Nam với giá rẻ và nhanh nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay với Công Ty Asa của chúng tôi để được giá ưu đãi và tư vấn rõ chi tiết hơn.

  • QUY ĐỊNH VÀ LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG XE NÂNG
  • TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ XE NÂNG ĐỊNH KỲ
  • SỬ DỤNG XE NÂNG TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÁC NHAU
  • CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI NẠN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN TẢI XE NÂNG
  • Sự khác nhau giữa xe nâng ngồi lái và xe nâng đứng lái
  • Các tiêu chuẩn về độ an toàn của xe nâng và việc tuân thủ tiêu chuẩn này
  • Tính toán tải trọng khi sử dụng xe nâng
  • Sử dụng xe nâng điện trong các kho hàng và nhà máy sản xuất
  • Các lỗi thường gặp khi sử dụng xe nâng và cách khắc phục
  • Quy trình sử dụng xe nâng an toàn
  • Bán xe nâng Nhật bãi – Lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu nâng hạ
  • Bán xe nâng hàng tại Hồ Chí Minh số 1: Chất lượng và uy tín đến từ địa chỉ đáng tin cậy
  • Những cách bảo quản kệ sắt tốt và hiệu quả nhất hiện nay
  • Hướng dẫn cách lái xe nâng hàng bảo đảm an toàn chi tiết nhất
  • Phụ Tùng xe nâng chính hãng giá rẻ Cung Cấp Toàn Quốc
  • Giá xe nâng điện đứng lái cực kì ưu đãi so với thị trường
  • Xe nâng Toyota nhập khẩu chính hãng 100% giá rẻ
  • Dịch vụ sửa xe nâng tốt nhất với khách hàng
  • Cách lựa chọn mua xe nâng hàng cũ tốt, chất lượng
  • Ưu nhược điểm khi mua xe nâng hàng cũ chi tiết

Bài viết: Bộ ly hợp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?. Thông tin do Hyundai Kon Tum biên soạn. Hy vọng nội dung trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến cho bạn

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Cộng đồng Kỹ thuật cơ điện Việt Nam EBOOKBKMT – Vietnam M&E Technology Community

Bộ ly hợp ô tô: cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Cấu tạo và nguyên lý của hộp số tự động

ly hợp của ô tô là gì? Tìm hiểu về nguyên lý và cấu tạo bộ ly hợp ô tô

Đề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đ

Bộ ly hợp ô tô – Nguyên lý hoạt động và những điều cần biết

Contact Me on Zalo