Tiết lộ vị trí ngồi “thiện cảm” khi đi cùng ôtô với sếp

Tiết lộ vị trí ngồi “thiện cảm” khi đi cùng ôtô với sếp

Tiết lộ vị trí ngồi “thiện cảm” khi đi cùng ôtô với sếp

Theo quy tắc ứng xử trong giao tiếp của các nước phương Tây, ưu tiên hàng đầu khi các thành viên đi cùng xe với sếp là phải đảm bảo an toàn và vị trí ngồi thoải mái. Hơn nữa, nhân viên cần tìm chỗ ngồi thích hợp nhằm đảm bảo cho việc giao tiếp với cấp trên được thuận tiện.

Dưới đây là một số thông tin tham khảo giúp bạn có thể tìm được chỗ ngồi thật thoải mái và tiện trao đổi công việc với cấp trên:

– Trường hợp sếp lái xe, bạn cần chủ động ngồi cạnh sếp để có thể trao đổi công việc dễ dàng, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ sếp tìm đường hoặc liên hệ trước những nơi cần đến làm việc. Lưu ý, không nên ngồi hàng ghế sau nếu bạn không muốn người khác hiểu nhầm thành “sếp” của tài xế của chính bạn.

Trường hợp sếp lái xe, bạn cần chủ động ngồi cạnh sếp để có thể trao đổi công việc dễ dàng. Ảnh ST.

– Trường hợp sếp ngồi cạnh tài xế, lúc này bạn cần ngồi ở sau lưng tài xế để tiện trao đổi công việc. Đồng thời, bạn còn có thể quan sát được tâm trạng vui hay buồn của sếp nhằm hướng đến những câu chuyện phù hợp với bối cảnh.

Ngoài ra, nếu bạn ngồi sau lưng cấp trên sẽ khiến cuộc trò chuyện dễ bị ngắt quãng. Không chỉ vậy, bạn còn mất đi sự chủ động bởi những câu hỏi bất ngờ của sếp khiến bạn lúng túng.

– Trường hợp sếp ngồi sau lưng ghế phụ, thì bạn cần ngồi ở ghế trước cạnh tài xế để dành không gian riêng tư và sự thoải mái cho sếp. Còn nếu bạn là thư ký hay trợ lý thì có thể ngồi ở hàng ghế sau cùng cấp trên để tiện trao đổi công việc.

Tuyệt đối, bạn không nên ngồi ở vị trí sau lưng ghế phụ vì đây là chỗ ngồi “danh dự” dành cho người có địa vị nhất trên xe. Hơn nữa, đây là chỗ ngồi an toàn và thuận tiện cho việc lên xuống xe.

Bạn không nên ngồi ở vị trí sau lưng ghế phụ vì đây là chỗ ngồi “danh dự” dành cho người có địa vị nhất trên xe. Ảnh ST.

– Trường hợp sếp ngồi sau lưng ghế lái, thì bạn cần chủ động ngồi ghế trước cạnh tài xế. Đồng thời, bạn cũng thường xuyên quay người lại phía sau trong lúc nói chuyện để thể hiện sự tôn trọng với cấp trên và dễ dàng nắm bắt được hết nội dung câu chuyện.

Tâm lý các sếp đều muốn nhận được sự quan tâm và tôn trọng của nhân viên, do đó bạn cần chủ động mở cửa xe hoặc kéo hành lý cho sếp, đặc biệt là sếp nữ.

– Trường hợp sếp yêu cầu bạn lái xe, thì cũng không nên lo lắng hay tỏ ra không hài lòng bởi đây là cơ hội để bạn thể hiện sự chủ động trong mọi tình huống. Lúc này, bạn không cần phải bận tâm xem sếp ngồi ở đâu mà hãy tập trung điều khiển phương tiện thật an toàn, chấp hành quy định luật giao thông.

Trong giao tiếp công việc, nhiều sếp phải thường xuyên sử dụng rượu bia khi tiếp khách, vì vậy rất cần một nhân viên vừa hỗ trợ công việc, vừa có khả năng lái xe tốt.

Bài viết: Tiết lộ vị trí ngồi “thiện cảm” khi đi cùng ôtô với sếp. Thông tin do Hyundai Kon Tum biên soạn. Hy vọng nội dung trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến cho bạn

Đánh giá post

Bài viết liên Quan

Văn hóa ngồi ô tô – ‘luật bất thành văn’ ít người biết

Chọn chỗ ngồi trên máy bay để yên tĩnh, dễ ngủ, ít rung lắc, có chỗ duỗi chân,…

Cách tìm chỗ ngồi trên máy bay | Kinh nghiệm đi máy bay

Nên chọn hàng ghế ngồi nào đầu hay cuối trên máy bay?

Chổ hay chỗ – Tại chổ hay tại chỗ – Chổ ở hay chỗ ở là đúng

Chỗ ngồi tốt và tệ nhất trên máy bay

Sơ đồ, thứ tự ghế máy bay, vị trí chỗ ngồi gần cánh máy bay

Contact Me on Zalo