Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ năm 2023
Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi muốn gửi câu hỏi đến Luật sư 247 để hỏi vài vấn đề pháp lý đã lâu nhưng do không biết cách sử dụng nên tôi chưa gửi. Nhưng qua một lần con giá tôi chỉ tôi cách gửi câu hỏi tôi thấy thật dễ dàng thế mà mình lại không biết từ trước. Mặc dù chưa gửi câu hỏi bao giờ nhưng tôi luôn theo dõi các bài viết của Luật sư 247. Tôi thấy các bài viết đó thật tuyệt vời bởi những giá trị pháp lý mà bài viết đó mang lại. Có rất nhiều câu hỏi thuộc các lĩnh vực khác nhau được gửi đến các bạn như luật đất đai, vấn đề dân sự, lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc công chứng chứng thực,… Từ đây có thể thấy Luật sư 247 giải đáp thắc mắc lĩnh vực pháp lý toàn diện và là nơi mọi người có thể bất kì câu hỏi thuộc lĩnh vực pháp lý nào. Hôm nay tôi muốn hỏi Luật sư một câu hỏi về ủy quyền: Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ năm 2023 được viết như thế nào? Mong Luật sư giúp đỡ. Xin cảm ơn!
Luật sư 247: Xin chào quý khách hàng của chúng tôi. Hãy trải nghiệm dịch vụ pháp lý của chúng tôi ngay sau đây qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về ủy quyền trong dân sự như thế nào?
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
- Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;
- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
- Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
Trường hợp không có những người được quy định nêu trên thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Pháp nhân cũng có đại diện theo ủy quyền. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
Giấy ủy quyền lấy sổ đỏ có cần công chứng không?
Về thẩm quyền cấm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013, bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
- Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
- Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ
Giấy ủy quyền lấy sổ đỏ giống như một bản hợp đồng nên thường có một số nội dung sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Tên văn bản: Giấy ủy quyền;
- Thông tin của người ủy quyền: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, nơi cư trú, số điện thoại,…
- Thông tin của người được ủy quyền: tương tự như của người ủy quyền;
- Nội dung ủy quyền: ủy quyền lấy sổ đỏ;
- Thời hạn ủy quyền;
- Cam kết của các bên về quyền và nghĩa vụ của nhau;
- Ký tên.
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu được quy định theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm có:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31 đến Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất để giải đáp thắc mắc của bạn. Bên cạnh đó cũng mong rằng quý khách hàng của chúng tôi đã có thêm một kiến thức pháp lý mới. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là gia hạn thời gian sử dụng đất, Khi nào chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Tra cứu thành viên góp vốn công ty cổ phần
- Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Văn bản cử người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận
- Chi phí chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn
Câu hỏi thường gặp
Sổ đỏ được lấy hộ trong trường hợp người lấy hộ có giấy ủy quyền của chủ sổ đỏ đó.
– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có quy định: Trường hợp người nhận GCN là người được ủy quyền thì phải có giấy tờ ủy quyền và ghi chú “Được ủy quyền theo văn bản số…, ngày …/…/…”. Như vậy có thể ủy quyền cho người khác làm sổ đỏ. Như vậy có thể ủy quyền cho người thân lấy hộ sổ đỏ.